Thận yếu gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Do vậy mà biết được nguyên nhân thận yếu do đâu, nên ăn hoặc uống gì trở nên vô cùng cần thiết để có thể điều trị một cách hiệu quả.
Vậy bệnh thận yếu là gì? Nó có nguy hiểm không? Đây là căn bệnh xảy ra khi mà các chức năng của thận bị suy giảm theo thời gian và mất đi hoàn toàn tác dụng. Tình trạng thận yếu kéo dài sẽ dẫn tới bệnh suy thận, từ đó rất nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bệnh thận yếu thông thường do các ảnh hưởng từ các bệnh lý khác gây ra gây tổn hại thận như tiểu đường, viêm nhiễm bàng quang, viêm đường tiết niệu, các bệnh về tim mạch, ung thư,....
Bệnh thận yếu là gì?
Nguyên nhân thận yếu do đâu?
Bệnh thận yếu xảy ra bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý nền khác gây nên. Những nguyên nhân thận yếu thường gặp bao gồm:
Mắc đái tháo đường là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh. Thận sẽ phải hoạt động hết công suất để đào thải và lọc độc tố
Sử dụng rượu, bia, thuốc lá bừa bãi gây ra những ảnh hưởng không tốt đến thận, làm hại các tế bào thận.
Bị béo phì, thừa cân do chế độ ăn uống không hợp lý, điều này khiến cơ thể tích tụ mỡ thừa gây chèn ép lên gan, thận, khiến máu khó lưu thông.
Ảnh hưởng bởi một số loại thuốc do quá lạm dụng, có thể khiến gan và thận gặp ảnh hưởng và suy yếu theo thời gian
Các bệnh về bàng quang, đường tiết niệu gây ảnh hưởng đến thận
Mắc phải các bệnh lý tim mạch, huyết áp cũng gây ra ít nhiều ảnh hưởng đến thận và khiến thận yếu đi.
Đái tháo đường có thể gây bệnh thận
Triệu chứng, dấu hiệu thận yếu ở nam và nữ
1. Đau nhức mỏi vùng lưng, hông
Đau mỏi vùng lưng là dấu hiệu thận yếu hay bệnh thận nói chung điển hình ở người. Khi bệnh mới chớm xảy ra, người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau lưng âm ỉ trong người. Sau này khi bệnh phát triển nặng hơn, những cơn đau trở nên dữ dội hơn và ảnh hưởng tới vận động cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Khi thận yếu chuyển sang suy thận, sự điều tiết các chất trong cơ thể giảm sút, độc tố gia tăng gây hại cho cơ thể. Nhờ vậy mà nguy cơ loãng xương, mắc bệnh xương khớp sẽ gia tăng.
Đau lưng có thể là dấu hiệu thận yếu
2. Đi tiểu nhiều, liên tục về đêm
Khi bị thận yếu, chức năng lọc nước và độc tố bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhờ vậy mà tình trạng đi tiểu diễn ra nhiều hơn, liên tục hơn, nhất là vào ban đêm do lượng nước liên tục bị đào thải ra khỏi cơ thể.
3. Nước tiểu sẫm màu, có bọt
Ngoài việc đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm, nước tiểu của người bị bệnh thận yếu sẽ sẫm màu hơn bình thường, nhiều bọt hơn. Thậm chí nhiều trường hợp còn xuất hiện lẫn máu trong nước tiểu. Do vậy mà người bệnh cần cảnh giác với dấu hiệu thận yếu này.
4. Hơi thở nặng mùi hôi hơn
Khi mắc bệnh, thận không còn khả năng đào thải độc tố tốt được như ban đầu. Vậy nên độc tố tích tụ nhiều hơn trong cơ thể khiến miệng có mùi hôi nhiều hơn.
Hơi thở có mùi hôi cảnh báo dấu hiệu bệnh thận
5. Cơ thể trở nên mệt mỏi, suy nhược
Thận yếu khiến cho độc tố tích tụ nhiều hơn trong cơ thể, do đó khiến cơ thể trở nên mệt mỏi hơn. Theo thời gian, càng ngày cơ thể càng suy nhược đi, thậm chí nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm tăng cao.
6. Giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ
Nam giới hay nữ giới bị thận yếu cũng đều sẽ suy giảm dần ham muốn tình dục. Bởi thận là cơ quan phụ trách việc sản sinh các hormon và nội tiết tố của cơ thể. Thận yếu dẫn đến lượng máu chuyển khắp cơ quan trong cơ thể bị giảm đi, nhất là những bộ phận sinh dục không được tiếp nhận máu đầy đủ. Ngoài ra việc đau nhức mỏi lưng khi mắc bệnh thận sẽ khiến nhu cầu tình dục suy giảm theo.
7. Cơ thể ớn lạnh, dễ bị sốt
Khi bị bệnh thận, cơ thể trở nên yếu hơn bình thường. Người bệnh sẽ thấy dễ có cảm giác bị ớn lạnh hơn bình thường, thậm chí xảy ra cả sốt. Tùy theo tình trạng sức khỏe mà cảm giác xuất hiện nhiều hay ít, sốt nhẹ hay cao.
Cơ thể ớn lạnh, dễ bị sốt khi mắc bệnh thận
8. Cảm thấy choáng váng, chóng mặt
Nhiều người bệnh sẽ có cảm giác chóng mặt, choáng váng khi bị thận yếu. Đó là những dấu hiệu chứng tỏ người bệnh bị thiếu máu do ảnh hưởng của bệnh thận.
9. Chán ăn, buồn nôn
Độc tố tích tụ trong cơ thể khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, thậm chí có cảm giác buồn nôn luôn thường trực. Điều này còn ảnh hưởng tới vị giác, khiến ăn không còn được ngon miệng.
Thận yếu ăn gì, uống gì?
1. Tỏi
Tỏi có chứa nhiều khoáng chất có lợi, ngoài ra nó còn là loại thực phẩm tăng sức đề kháng và chống viêm tuyệt vời. Sử dụng tỏi đúng cách hàng ngày sẽ giảm cholesterol trong máu cũng như các bệnh lý nguy hại đến thận.
2. Thực phẩm giàu protein
Protein là chất vô cùng quan trọng đối với cơ thể và trao đổi chất. Việc tăng cường protein giúp quá trình trao đổi chất tốt hơn, khiến thận làm việc hiệu quả hơn và không bị mắc bệnh. Protein có nhiều trong thịt, cá, trứng (lòng trắng).
3. Cá
Tất cả các loại cá, đặc biệt là cá biển có lượng chất Omega 3 cực kỳ dồi dào. Đây là chất vô cùng bổ dưỡng đối với sức khỏe và giúp phòng chống rất nhiều bệnh nguy hại tới cơ thể, đặc biệt bệnh về thận. Ngoài ra Omega 3 còn chống viêm nhiễm và ngăn ngừa hư tổn cho thận.
Cá rất tốt cho sức khỏe con người
4. Rau xanh, trái cây
Rau xanh hay trái cây chứa rất nhiều chất xơ, các vitamin có lợi cho sức khỏe, và cả các hợp chất chống viêm, chống oxy cực kì tốt. Nhờ vậy mà thận trở nên khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa các bệnh ảnh hưởng, sức khỏe người bệnh nhờ vậy mà được cải thiện.
5. Nước
Nhiều người cho rằng bị đi tiểu nhiều do thận yếu là không nên uống nhiều nước. Điều này là sai lầm, luôn luôn phải cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể để phòng ngừa những biến chứng của thận yếu như phù nề chân tay, đau mỏi toàn thân,... Ngoài ra nước giúp cho sự trao đổi chất trở nên tốt hơn.
Thận yếu nên kiêng gì?
Những người bị thận yếu nên kiêng những thứ sau đây:
Muối: Muối sẽ giữ nước trong cơ thể, khiến tăng nguy cơ phù nề chân tay khi bị bệnh về thận. Ngoài ra muối còn khiến nguy cơ bệnh tim mạch, huyết áp gia tăng.
Thực phẩm nhiều kali và photpho: Kali và photpho tăng cao trong cơ thể sẽ khiến thận phải làm việc nhiều hơn để điều tiết. Ngoài ra chúng còn khiến tăng khả năng đột quỵ, mắc bệnh tim mạch
Không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa protein: Mặc dù protein rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên nếu bạn ăn thiếu kiểm soát sẽ khiến cho thận phải làm việc nhiều để loại bỏ protein thừa đã bị phân hủy trong cơ thể.
Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ: Những loại đồ ăn này có thể gây hại thận, khiến thận phải làm việc nhiều hơn.
Không nên ăn nhiều muối khi thận yếu
Hướng điều trị thận yếu hiệu quả
Khi cơ thể bị phù nề chân tay, mặt do bị thận yếu, cách hiệu quả nhất là sử dụng các loại thuốc lợi tiểu để đào thải bớt lượng nước bị ứ đọng này. Ngoài ra thuốc lợi tiểu giúp hạ bớt lượng kali có trong cơ thể xuống.
Sử dụng các loại thuốc bổ máu, tăng cường khí huyết để bù đắp sự thiếu hụt máu do thận yếu gây ra.
Sử dụng các loại thuốc tốt cho tim mạch và ngăn ngừa bệnh huyết áp khi bị thận yếu để giảm tác động xấu đến cơ thể và phòng ngừa biến chứng.
Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị mà phải có sự hướng dẫn và đơn thuốc từ bác sĩ.
Khi gặp các dấu hiệu, triệu chứng thận yếu, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để xét nghiệm, khám chữa kịp thời. Từ đó tránh bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.