Đặc sản nổi tiếng miền Tây có tên rất lạ, xưa không ai ăn nay dân thành phố "săn lùng", 700.000 đồng/kg

H.A - Ngày 30/07/2024 19:09 PM (GMT+7)

Người dân miền Tây làm thành cá một nắng, khô cá, bán trên chợ mạng và sàn thương mại điện tử với giá 700.000 đồng/kg. 

Vùng sông nước miền Tây có nhiều đặc sản có tên vô cùng lạ mà chỉ người dân ở địa phương biết tới, trong đó có con cá trèn. Loài cá này có đặc điểm riêng về ngoại hình và mùi vị nên rất dễ phân biệt với các loài cá khác.

"Cá lưỡi trâu sầu ai méo miệng/Cá trèn bầu nhiều chuyện trớt môi" là câu ca quen thuộc của người dân vùng sông nước miền Tây khi ví von cái miệng ngộ nghĩnh của cá trèn. Theo đó, cá trèn có cái miệng trề, trông kiêu sa, hàm dưới dài hơn hàm trên nên người ta ví von cá trèn là loài nhiều chuyện. 

Cá trèn có đặc điểm riêng về ngoại hình và mùi vị nên dễ phân biệt

Cá trèn có đặc điểm riêng về ngoại hình và mùi vị nên dễ phân biệt

Người dân địa phương cho biết cá trèn có 2 loại: cá trèn lá, cá trèn bầu. Trong đó, cá trèn bầu là ngon hơn cả vì thịt nhiều, ngon ngọt, ít xương. Ngoài 2 cục thịt nạc gù lên trên sống lưng còn phải kể đến phần bụng rất béo. Cá trèn lá nhỏ con, mình dẹp, ít thịt thì làm mắm hay lăn bột chiên nước mắm tỏi ớt; còn trèn bầu thì làm khô, khô mặn, kho nghệ... 

Anh Hoàng (ở Tiền Giang) chia sẻ: "Cá trèn có nhiều trên sông, nhiều nhất là vào mùa nước nổi, dễ đánh bắt bằng chài, lưới. Trước đây cá trèn có mặt trên mâm cơm dân dã của người dân. Những hôm cá trèn đầy ắp, ăn không hết người ta đem làm mắm, hoặc lựa những con bé cho gà lợn ăn chứ không ai mang ra mua bán ở chợ. 

Cá trèn bầu là ngon hơn cả, có thể làm thành nhiều món ngon.

Cá trèn bầu là ngon hơn cả, có thể làm thành nhiều món ngon.

Hiện nay cá trèn trong tự nhiên ít hơn. Vì chúng mang giá trị kinh tế nên nhiều người đánh bắt, số lượng không còn nhiều. Cá trèn bầu là hiếm nhất, không phải lúc nào cũng có, giá thị trường dao động từ 150.000 - 200.000 đồng/kg. Một số hộ dân đã gây giống nuôi bè được loài cá này nhưng thịt của chúng không ngon bằng tự nhiên".

Những năm gần đây, cá trèn trở thành đặc sản ở thành phố. Ngoài cá trèn tươi, người dân miền Tây còn chế biến thành cá trèn một nắng, khô cá trèn để bán đi khắp các tỉnh thành. Trên chợ mạng và các sàn thương mại điện tử, khô cá trèn có giá 700.000 đồng/kg. Vào dịp Tết, nhiều người về tận nơi để đặt hàng khô cá trước 1-2 tháng.

Khoảng 3-4 kg cá trèn tươi mới làm thành 1kg cá trèn khô

Khoảng 3-4 kg cá trèn tươi mới làm thành 1kg cá trèn khô

Cá trèn khô và cá trèn một nắng được bán với giá tới 700.000 đồng/kg, thành đặc sản được người dân khắp các tỉnh thành đặt mua

Cá trèn khô và cá trèn một nắng được bán với giá tới 700.000 đồng/kg, thành đặc sản được người dân khắp các tỉnh thành đặt mua

Anh Hoàng nói thêm: "Thời điểm vào mùa, nguồn cá trèn dồi dào, người dân đem làm sạch, sau đó tẩm ít muối phơi đúng 2 nắng gắt rồi đóng gói vận chuyển đi xa cho khách. Quá trình chế biến và phơi khô cá trèn phụ thuộc vào ngày nắng gắt và phải che chắn cẩn thận để tránh côn trùng xâm nhập". 

Tại các nhà hàng, quán ăn ở miền Tây, cá trèn được chế biến thành nhiều món ngon, đặc biệt là lẩu cá trèn, du khách gần xa tới đây đều tìm để thưởng thức.

Không chỉ ngon miệng, cá trèn còn bổ dưỡng cho sức khỏe, ngoài các protein tốt cho tim mạch, còn chứa các vitamin thiết yếu như vitamin A, D…

Đặc sản nổi tiếng ở Cà Mau có tên rất lạ, xưa ít người biết nay được ưa chuộng, 180.000 đồng/kg
Loại cá này có tên lạ, thịt mềm, ngọt, thơm và ít tanh nên mấy năm gần đây được người thành phố yêu thích, tìm mua để thưởng thức mỗi khi đến mùa. 

Đặc sản 4 phương

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Sáng nay (21/11), giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng mạnh gần 1 triệu đồng/lượng lên sát mốc 86 triệu đồng/lượng.

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương