Đặc sản "trời cho" xuất hiện vào mùa mưa, xưa ít người ăn nay nổi tiếng thơm ngon được người dân thành phố "săn lùng", 80.000 đồng/kg

HÀ ANH - Ngày 01/08/2022 23:56 PM (GMT+7)

Vào mùa mưa, khoảng tháng 8 tháng 9 hằng năm, người dân cứ Huế lại bội thu mùa nấm tràm.

Ở Huế có một loại nấm đặc sản nổi tiếng, được ví như "lộc trời", đó là nấm tràm. Loại nấm này mọc hoang trên lớp đá mục dưới tán rừng tràm, rừng bổi hay rừng bạch đàn… ở miền Trung, trong đó nhiều nhất là ở Huế.

Nấm tràm mọc hoang trên lớp đá mục dưới tán rừng tràm, rừng bổi hay rừng bạch đàn…

Nấm tràm mọc hoang trên lớp đá mục dưới tán rừng tràm, rừng bổi hay rừng bạch đàn…

Về hình dạng, nấm tràm có tai màu tím nhạt, tròn và béo múp với đủ các kích thước lớn nhỏ khá nhau đều có thể chế biến được. Điểm đặc trưng nhất của loại nấm này là có vị đắng ngắt, nếu ai mới thử lần đầu sẽ cảm thấy mùi hăng hăng rất khó ăn. Thế nhưng, nếu đã quen thì lại mê mẩn, không chỉ ngon mà những món chế biến từ nấm tràm còn rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Nấm tràm chỉ mọc sau những cơn mưa đầu mùa, chúng mọc nhanh nhưng cũng rất nhanh tàn. Chỉ sau vài cơn mưa trút xuống những cánh rừng, nấm tràm bắt đầu đâm những búp non mọc chen chúc nhau từng vạt dày, chờ người đến hái. Những buổi sáng sớm, quanh các ngọn đồi, bìa rừng của TP Huế đến các vùng Hương Thủy, Hương Trà hay Phong Điền, từng đoàn người cầm rổ, rá đi hái nấm tràm để bán.

Sau sơn mưa, ấm tràm bắt đầu đâm những búp non mọc chen chúc nhau từng vạt dày

Sau sơn mưa, ấm tràm bắt đầu đâm những búp non mọc chen chúc nhau từng vạt dày

Nấm tràm đâm những búp non lên trên những lớp mùn mục ra từ lá cây tràm, cây bạch đàn hay cây bổi; mọc chen chúc nhau từng vạt dày, chờ người đến hái. Nấm tràm là thứ lộc trời ngon lành ban cho người dân lao động xứ Huế.

Việc thu hoạch nấm tràm tưởng đơn giản nhưng lại đòi hỏi người có kinh nghiệm và nhiều sự tỉ mỉ

Việc thu hoạch nấm tràm tưởng đơn giản nhưng lại đòi hỏi người có kinh nghiệm và nhiều sự tỉ mỉ

Chị Hòa Xuân (ở Huế) cho biết việc thu hái nấm tràm cũng cần có kinh nghiệm và sự tỉ mẫn. Theo đó, nấm tràm thường mọc thành từng cụm nhưng không phải chỗ nào cũng có, không phải cứ đến chỗ mình thường hái hôm trước là hôm sau sẽ có. Nghề thu hoạch nấm kiểu như chơi trò trốn tìm vậy, có khi đi cả buổi cũng không tìm ra.

Sau khi hái, cần chú ý dùng dao cạo bỏ lớp đất dưới chân nấm, ngâm với nước muối khoảng 20-30 phút. Kế đến đem nấm rửa sạch, cho vào nồi nước sôi khoảng 15 phút, vớt ra, để ráo. Sở dĩ phải luộc kỹ trước khi nấu vì để giảm vị đắng của nấm. Tuy có vị đắng tưởng khó ăn nhưng nấm tràm lại chế biến được nhiều món ăn đặc sản như: nấm tràm kho tiêu, canh tập tàng nấm tràm, cháo nấm tràm, nấm tràm um tôm thịt... Để giảm bớt vị đắng của nấm, người nội trợ sẽ rửa nấm qua nước muối trước khi chế biến.

Nấm tràm chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng

Nấm tràm chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng

Giờ đây, nấm tràm không chỉ là món ăn được người dân Huế yêu thích mà người dân ở các thành phố lớn cũng "săn lùng" chúng vì ngon và lạ miệng. Trên thị trường, nấm tràm được bán với giá khoảng 50.000 – 80.000 đồng/kg. Mỗi năm thường chỉ có hai mùa nấm tràm và thường mỗi mùa cũng chỉ kéo dài vài ba ngày. Vì vậy, khi thưởng thức bữa cơm của người Huế có bát canh nấm tràm, người ta lại càng trân quý thứ đặc sản được xem như "lộc trời" ban cho vùng đất nơi đây.

Đặc sản cực hiếm ở Cà Mau, trông khờ khạo nhưng vô cùng ngon ngọt và đắt đỏ, 950.000 đồng/kg
So với các các loại cua biển khác thì cua cốm (còn gọi là cua hai da) là loại cua rất hiếm và ngon nhất trong tất cả các loại cua.

Đặc sản 4 phương

HÀ ANH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương