Giá siêu thị kết thúc bằng số 9,99,... "chiêu trò" bất ngờ chị em thắc mắc bấy lâu là đây

HÀ ANH - Ngày 28/11/2020 09:42 AM (GMT+7)

Ở siêu thị và các cửa hàng, giá các mặt hàng thường kết thúc bằng số 9, 99,... chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc vì sao lại như vậy.

Khi đến siêu thị, ai cũng nhìn thấy các bảng giá được treo sẵn đặc biệt là trên các quầy rau, củ, quả. Điều dễ nhận thấy là mức giá của những mặt hàng này thường được kết thúc với số 99 ví dụ như táo 199.000 đồng/kg, rau 99.000 đồng/lạng, hay giảm giá bánh kẹo 199.000 đồng/hộp, giá quần áo 499.000 đồng/bộ.

Không chỉ ở Việt Nam mà tại các nước trên thế giới, khi vào siêu thị cũng không hiếm những bảng giá 19 USD, 19,99 USD, 199 USD hay 199,99 USD... Nhiều người thắc mắc tiếc gì không thêm 1 USD hay 1.000 đồng nữa cho chẵn. 

Giá siêu thị kết thúc bằng số 9,99,... amp;#34;chiêu tròamp;#34; bất ngờ chị em thắc mắc bấy lâu là đây - 1

Nếu bạn để ý thì hầu hết các hàng hóa ở siêu thị đều để giá kết thúc bằng số 9

Chuyên gia kinh tế Lee E. Hibbett cho hay, khách hàng thường chú ý giá của sản phẩm mà mình mua nhưng ít người chú ý đến con số 99 ở tận cùng. Những người bán hàng thường chọn mức giá thấp hơn 1 đồng vì có thể nguyên nhân khi làm tròn chạm ngưỡng đóng thuế. Ví dụ với giá 4,99 USD - nếu đọc từ trái qua phải, chữ số đầu tiên sẽ gây ấn tượng nhiều với khách hàng.  Cho nên khách hàng chọn sản phẩm 4,99 USD hơn là các sản phẩm bán giá 5 USD dù chẳng khác gì nhau về chất lượng, đơn giản có thể nhìn thấy số 4 thấp hơn số 5. 

Đồng quan điểm với chuyên gia này, nhà phân tích người tiêu dùng Julie Ramhold cho rằng cách niêm yết giá có kết thúc kiểu 4,99 USD, 5,99 USD... là kiểu định giá tâm lý. Khi đọc từ trái sang phải, ít chú ý đến phần số dài phía sau mà số đầu tiên sẽ nổi bật với khách. 

Ai cũng hiểu 9,99 USD cũng tương tự như 10 USD nhưng niêm yết 9,99 USD cho khách suy nghĩ mức giá trong khoảng 9 USD- 9,99 USD chứ không phải 10-10,99 USD. Chuyên gia tiếp thị Đại học Birmingham Subimal Chatterjee cho rằng, người tiêu dùng không muốn chi tiêu quá mức, vì vậy dù một xu ít hơn cũng có thể tạo ra sự khác biệt về tâm lý tiêu dùng. 

Còn tạp chí Harvard Business Review cho hay, số 99 ở cuối dãy số niêm yết giá rất quan trọng. Người tiêu dùng cho rằng mua được sản phẩm mới mức giá thấp nhất, và tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ khi mua mặt hàng có số kết thúc là ...99.

Giá siêu thị kết thúc bằng số 9,99,... amp;#34;chiêu tròamp;#34; bất ngờ chị em thắc mắc bấy lâu là đây - 2

Theo các chuyên gia, những sản phẩm có giá kết thúc là 9, 99, 99 không chỉ giảm giá mà nếu tăng giá thì người bán cũng thích chọn các mức giá có số 9.

Những sản phẩm có giá kết thúc là 9, 99, 99 xuất hiện nhiều vào những đợt giảm giá lớn. Chuyên gia tiếp thị Eric Anderson,  Đại học Northwestern cho hay, không chỉ giảm giá mà nếu tăng giá thì người bán cũng thích chọn các mức giá có số 9. Ví dụ, một chiếc váy bán 34 USD, nhưng khi tăng giá lên 39 USD, số khách mua tăng 1/3, trong khi nếu giá bán tăng từ 34 USD lên 44 USD, không có sự thay đổi về số sản phẩm được bán ra.

Một nghiên cứu từ năm 2003 cho thấy, một công ty bán hàng đã thay đổi giá hàng hóa nhiều lần, sau đó nhận thấy giá váy có tận cùng là 9 sẽ bán chạy hơn những sản phẩm váy có tận cùng là 4. Dường như khách hàng thích số 9 hơn số 4. 

Đặt số 9 bên cạnh các số khác còn khiến cho tăng sự chênh lệch khoảng cách các số. Cho nên, người mua sẽ cảm nhận các số còn lại nhỏ hơn, ít chú ý đến phần số 9 ở cuối. 

Trên thế giới có cách niêm yết 4,99 USD, 5,99 USD, 9,99 USD... còn ở Việt Nam người ta niêm yết cũng có số 99 trong mức giá ví dụ như 199.000 đồng, 499.000 đồng, 999.000 đồng. Chị Nga (Hà Nội) cho rằng: "Nhìn các mức giá 199.000 đồng, 499.000 đồng... tâm lý của khách hàng như tôi là cảm thấy nhỏ hơn 200.000 đồng hay 500.000 đồng. Tôi vẫn cảm thấy đỡ tiếc hơn vì được giảm 1.000 đồng". 

Không chỉ có chị Nga mà rất nhiều chị em khác khi đến siêu thị cũng có cảm nhận như vậy. Cầm trên tay những sản phẩm được niêm yết 199.000 đồng, 299.000 đồng... khách thường chú ý đến số 1, 2... ở đầu. So sánh có thể thấy 1 nhỏ hơn 2, 2 nhỏ hơn 3... Vì vậy, mức giá không làm tròn thành 200.000 đồng hay 300.000 đồng được khách quan tâm nhiều.

"Rõ ràng những người nội trợ như tôi khi thấy sản phẩm có giá 199.000 đồng/chiếc sẽ mua ngay, chẳng ai dại gì chọn sản phẩm 200.000 đồng/chiếc mà chất liệu, kiểu dáng không có gì khác biệt. Dù tiết kiệm được 1.000 đồng cũng là tiền, cho nên tôi thích cách niêm yết như vậy. Chắc chắn là các siêu thị họ cũng nắm bắt được tâm lý này của khách mà niêm yết để hút khách và khiến khách mua hàng", chị Dung (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ.

Bên cạnh đó, việc niêm yết theo kiểu bớt 1.000 đồng như vậy tạo ra cảm giác khách hàng đang được tri ân, khuyến mại... Tâm lý ai cũng thích các mặt hàng giảm giá như một món hời. "Nếu sản phẩm đang bán giá 210.000 đồng, đột nhiên xuống còn 199.000 đồng, tôi và mọi người cứ ngỡ như giảm giá 100.000 đồng, thực tế chỉ giảm có 10.000 đồng mà thôi", chị Dung nói thêm. 

Điên cuồng săn bão sale Black Friday: Loạt sai lầm mua sắm khiến chị em mất tiền oan
Black Friday là dịp sale "khủng" được các chị em chờ đợi nhất trong năm nhưng nếu không cẩn trọng, sẽ dễ dính vào "bẫy" từ các cửa hàng hoặc tiêu quá...
HÀ ANH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tiêu dùng thông minh