Loại rau dại xưa không thèm hái, giờ là đặc sản người có tiền muốn mua không phải dễ, 800.000đồng/kg

H.A - Ngày 24/12/2021 20:37 PM (GMT+7)

Rau đá bám sát vào bề mặt đá, hốc đá hay rạn san hô, hình dáng giống chân con vịt. Người dân Phú Quốc từ lâu đã biết tới loại rau dại này và chế biến thành nhiều món đặc sản.

Khi thủy triều rút xuống, bãi biển Phú Quốc đầy những bóng dáng người phụ nữ, cụ già mang gùi đi hái rau đá - một sản vật trời ban của hòn đảo ngọc. Rau đá biển thực chất là một loại rong mọc trên đá, thân nhỏ như sợi chỉ, màu nâu tím, mọc thành từng tảng lớn bám chặt vào mặt đá, nhìn khá giống chân con vịt. Vì thế, loại rau này còn có tên gọi khác là rau câu chân vịt.

  Rau đá biển thực chất là một loại rong mọc trên đá, thân nhỏ như sợi chỉ

Rau đá biển thực chất là một loại rong mọc trên đá, thân nhỏ như sợi chỉ

Rau đá biển có tên khoa học Porphyra crispata, thuộc ngành rong đỏ. Không chỉ ở Phú Quốc, loại rau này còn mọc ở khắp các tỉnh thành miền biển nước ta, đặc biệt là ở đảo Phú Quý, Phú Quốc, Kiên Giang… Là loại rau sinh tồn trên đá biển nên rất khó để có thể khai thác, cần phải có kỹ thuật riêng, kiên nhẫn hái và nâng niu từng cọng rau. 

Loại rau dại xưa không thèm hái, giờ là đặc sản người có tiền muốn mua không phải dễ, 800.000đồng/kg - 2

Thành phẩm rau đá biển sau khi thu hoạch

Thành phẩm rau đá biển sau khi thu hoạch

Theo chị Đặng Thị Nghè (Phú Quốc), muốn hái rau đá biển có 2 cách: Ngắt từng sợi nhỏ để tránh bị đứt hoặc dùng thìa cạo để tách rau ra khỏi bờ đá. Chính vì phải có sự khéo léo mà bao nhiêu đời nay, người phụ nữ Phú Quốc đã gắn liền với việc khai thác rau đá biển. Chiều về, khi nước biển rút xuống nhanh hàng chục cây số, trơ trọi những bãi đá ngầm, những người phụ nữ tập hợp thành từng nhóm, họ bám dần theo con nước đang rút để hái rau đá, ngoài ra còn có thể thu hoạch cả một “vựa” những sản vật của biển khác. 

“Rau đá biển có quanh năm, mỗi ngày trung bình thu hái được 5kg rau tươi. Cả đời của tôi gần như gắn với việc hái rong, nên tôi thuộc lòng từng bãi đá, nơi nào có rong gì, nhiều hay ít. Tuy vậy vẫn phải cẩn thận vì đá biển rất trơn, dễ bị trượt chân va đầu vào đá nếu bất cẩn. Tôi thường bị trầy chân chảy máu, do đá quá trơn”, chị Nghè chia sẻ. Nhưng vì độ “hấp dẫn” của loại thực vật này mà rau đá biển vẫn thu hút nhiều người đi hái mỗi ngày.

Loại rau dại xưa không thèm hái, giờ là đặc sản người có tiền muốn mua không phải dễ, 800.000đồng/kg - 4

Loại rau dại xưa không thèm hái, giờ là đặc sản người có tiền muốn mua không phải dễ, 800.000đồng/kg - 5

Loại rau dại xưa không thèm hái, giờ là đặc sản người có tiền muốn mua không phải dễ, 800.000đồng/kg - 6

Nhiều món ngon từ rau đá biển.

Nhiều món ngon từ rau đá biển.

Cụ thể, rau đá biển sau khi được hái về phải ngâm để làm sạch đá, sạn, cát… Rửa sạch rau cho vào nồi đổ ngập nước, cho thêm vào một nắm lá me tươi, lá già hay non đều được, nấu sôi vài phút, nhấc khỏi bếp, lọc qua vải mùng thưa, cho nước đường vừa đủ ngọt, để nguội ăn rất ngon. Đó chính là món rau câu huyền thoại của người dân Phú Quốc, ăn vừa ngọt vừa mát, thanh nhiệt lại tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, rau đá biển còn có thể để nguyên nấu chè, nấu canh, làm gỏi, còn dùng hầm chung với thịt lợn, nấu canh với thịt, cá. Trong những bữa ăn dân dã của người Phú Quốc, món rau đá không chỉ là thực phẩm chính mà còn giúp cân bằng mùi vị, đặc biệt là ăn kèm các món ăn nhiều dầu mỡ. Những ngày Tết, ăn nhiều dầu mỡ chiên xào hay uống bia rượu mà có món rau đá nấu canh là lại tỉnh táo như chưa từng say cồn. 

Loại rau dại xưa không thèm hái, giờ là đặc sản người có tiền muốn mua không phải dễ, 800.000đồng/kg - 8

Người dân Phú Quốc đi hái rau đá biển.

Người dân Phú Quốc đi hái rau đá biển.

Rau đá biển mọc tự nhiên còn được bà con Phú Quốc phơi khô để bảo quản. Vị mặn của muối biển khiến loại rau này có thể giữ được độ tươi ngon sau hàng tháng trời mà không lo hư hỏng, mối mọt. Loại rau này được bán cho thương lái mang vào đất liền, giá cũng tăng cao, khoảng 800.000 đồng/kg. 

Lý do loại rau dại mọc đầy biển này lại có giá “ngất ngưỡng” là bởi rau đá hoàn toàn tự nhiên, không thể gieo trồng như các loại rau sản xuất công nghiệp khác. Chưa kể là rau đá biển khô 1kg phải phơi cả 10kg rau đá biển tươi, không tính loạt công đoạn phơi khô nhiều ngày rất cầu kỳ. 

Dù đắt đỏ nhưng lượng người tiêu dùng hiện nay tiêu thụ rau đá biển rất nhiều. Khách du lịch tới Phú Quốc được thưởng thức qua món ăn này đều phải mua về làm quà. Đặc sản Phú Quốc nay còn được bày bán rộng rãi trên các sàn thương mại điện tử, đóng gói thành túi 200gr với mức giá dao động 150.000 - 200.000 đồng.

Chị Huỳnh Thị Thúy Vy (Cần Thơ) trong một lần đến Phú Quốc đã mua liền 1kg rau đá biển cất ăn dần. “Mình rất hay đặt hàng online nhưng thấy rau mua ở Phú Quốc vẫn là ngon nhất, vừa sạch, vừa ngot, đảm bảo an toàn lại tốt cho sức khỏe. Đi chơi Phú Quốc là cứ phải mua món này về dùng dần, hết nấu chè, nấu canh, làm gỏi rồi lại nghĩ ra các món bánh trái để nấu rau đá biển”, chị Vy chia sẻ.

Theo Đông y, rau đá biển còn có tác dụng bổ thận, bổ gan, nhuận phổi, điều trị các bệnh liên quan đến chức năng can thận. Ngoài ra, loại rau này có công dụng thanh nhiệt giải độc, bồi bổ sức khỏe rất tốt.       

Loại rau xưa nhổ vứt đi, không ngờ là đặc sản hiếm ngon nức tiếng nhà giàu săn lùng, 180.000đồng/kg
Lá cơm kìa mọc dại ven sông, suối và là loại rau quen thuộc với người dân các tỉnh Hòa Bình, Hà Giang trong bữa cơm dân dã thường ngày.

Sản phẩm tiêu dùng

H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương