Thứ lấy từ trên cây xuống bán 300.000 đồng/kg, làm thành món đặc sản thơm ngon chị em thành phố thích mê

H.A - Ngày 27/12/2022 23:54 PM (GMT+7)

Mủ trôm nguyên chất đa số có màu trắng trong, dạng chất đặc hơi sệt như thạch, được bán với giá 300.000 đồng/kg.

Trôm là một loài cây thuộc họ Trôm, có tên có tên khoa học là Sterculia foetida. Theo tìm hiểu, cây trôm chủ yếu được trồng ở các nước thuộc vùng nhiệt đới như Ấn Độ, Úc, Thái Lan, Philippines,... trong đó có Việt Nam.

Mủ trôm khi khai thác có dạng trong, chất đặc hơi sệt như thạch

Mủ trôm khi khai thác có dạng trong, chất đặc hơi sệt như thạch

Mủ trôm là dịch tiết ra từ vỏ thân của cây trôm. Mủ trôm nguyên chất khi khai thác đa số có màu trắng ngà, dạng chất đặc hơi sệt giống như thạch. Chúng được ví như "lộc trời" mang lại nguồn thu nhập cho người dân ở các tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận.

Ở nước ta, mủ trôm được sử dụng cho mục đích giải khát và trong công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm, kỹ nghệ...

Anh Chính - một người dân trồng cây trôm để khai thác mủ ở Ninh Thuận cho hay, cây trôm trồng khoảng 4-7 năm là có thể khai thác mủ. Để thu hoạch được mủ trôm, người trồng phải cạo vỏ cây rồi rạch dọc thân hoặc đục lỗ xuyên qua thân ở nhiều vị trí khác nhau.

Những ngày sau, tại vị trí các đường rạch hoặc lỗ đã được đục, dịch trôm sẽ tiết ra. Quanh các đường rạch hay lỗ sẽ dùng bao nilon để che, giúp mủ chảy ra không rơi xuống đất hoặc bám vào vỏ cây và bị bụi bẩn.

Sau khi lấy mủ trôm tươi, họ sẽ thu lấy chúng đem về và phơi từ 3 - 4 đợt nắng to. Sau khoảng 1 tháng, các rãnh và lỗ đục sẽ tự liền lại, khi đó người trồng lại tiếp tục cạo vỏ và thu hoạch tiếp.

Mủ trôm có nhiều công dụng trong mỹ phẩm, dược phẩm, kỹ nghệ, ăn uống...

Mủ trôm có nhiều công dụng trong mỹ phẩm, dược phẩm, kỹ nghệ, ăn uống...

Tùy vào kỹ thuật lấy mủ mà mủ trôm sẽ chia ra làm hai loại chính là mủ trôm loại 1 và mủ trôm loại 2.

Mủ trôm loại 1: Còn gọi là mủ trôm dạng thanh. Sau khi thu hoạch, mủ trôm tươi sẽ được kéo dài ra thành dạng thanh rồi cắt bớt phần thâm vàng và mang phơi khô.

Mủ trôm loại 2: Gọi là mủ trôm dạng viên (dạng cục). Nguyên cục mủ trôm tươi sau thu hoạch sẽ được mang đi phơi khô.

Mủ trôm tự nhiên có vị ngọt, mát, ăn giòn giòn giống như sương sa. Thức uống từ mủ trôm giúp thanh nhiệt, mát gan, giải độc, nhuận tràng. 

Mủ trôm làm thành thức uống vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe

Mủ trôm làm thành thức uống vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe

Ngoài công dụng làm nên thức uống ra thì mủ trôm còn có thể chế biến thành món ăn, đó là các món chè. Mủ trôm khi ăn sẽ thấy dai giòn, sần sật, khi nhai rất đã miệng. Có thể nói món đặc sản này là một thay thế tốt cho sức khỏe cho các loại thạch, trân châu.

Trên thị trường, mủ trôm có 3 mức giá:

Mủ trôm dạng thanh dài: Thời gian ngâm lâu nhất khoảng 24h thì mới có thể nở hoàn toàn, giá bán khoảng 270.000-320.000 đồng/kg.

Mủ trôm dạng viên: Thời gian ngâm khoảng 12h và giá bán khoảng 320.000-350.000 đồng/kg.

Mủ trôm dạng bột đường: Thời gian ngâm khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Giá bán từ khoảng 350.000 - 370.000 đồng/kg.

Đặc sản xưa chỉ dành cho người nghèo, giờ được dân thành phố đam mê vì hương vị lạ, 320.000 đồng/kg
Sách bò xưa chỉ dành cho người nghèo, vậy mà giờ thành đặc sản. Hơn cả giá thành của chúng hiện còn đắt hơn cả phần thịt bò, lên tới 320.000 đồng/kg.

Đặc sản 4 phương

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương