Xưa nhà nghèo ăn thứ này với cơm "cứu đói", nay thành đặc sản 100.000 đồng/kg bao nhiêu cũng hết

H.A - Ngày 26/12/2021 16:29 PM (GMT+7)

Món rau sắn muối chua của người nghèo trở thành đặc sản được nhiều “nhà giàu” săn đón, giá bán cả trăm ngàn đồng một kg vẫn cháy hàng.

Món ăn của “người nghèo”

Vào thập niên từ 1970-1990, sắn là cây lương thực chính, trên đất đồi nơi nào có thể sản xuất được là người ta trồng sắn để lấy củ. Theo thời gian, cây sắn chuyển dần mục đích từ làm lương thực, chăn nuôi sang chủ yếu làm nguyên liệu phục vụ công nghiệp, củ sắn được thu mua theo số lượng lớn khiến người trồng sắn dần có thể đổi loại lương thực này thành gạo ăn mỗi bữa.

Xưa nhà nghèo ăn thứ này với cơm amp;#34;cứu đóiamp;#34;, nay thành đặc sản 100.000 đồng/kg bao nhiêu cũng hết - 1

Bà con Phú Thọ trồng sắn lấy củ bán, rau giữ lại muối chua.

Bà con Phú Thọ trồng sắn lấy củ bán, rau giữ lại muối chua.

Người dân tận dụng cả lá sắn sau khi thu hoạch củ để làm món rau sắn muối chua để để bổ sung cho bữa ăn hàng ngày. Trẻ con lớn lên ở những vùng trồng cây sắn đã dần quen với món ăn “nhà nghèo” này, mỗi bữa ăn chỉ có chén cơm trắng ăn cùng rau sắn muối chua chấm nước mắm, chỉ vậy thôi mà đi qua hết cả những tháng ngày nghèo đói, nuôi lớn bao nhiêu thế hệ.

Được biết, món rau sắn muối chua có xuất xứ từ người đồng bào Dao Đỏ ở Yên Bái. Khi những cây sắn mọc chồi, ra lá non, cao khoảng 1m thì cũng là thời điểm bà con đồng bào Dao tranh thủ làm món mờ sán sui (tức rau sắn muối chua). Nghe nguyên liệu tưởng đơn giản nhưng công đoạn để làm ra món ăn này lại vô cùng cầu kỳ. 

Món ăn này có xuất xứ từ nười Dao Đỏ ở Yên Bái.

Món ăn này có xuất xứ từ nười Dao Đỏ ở Yên Bái.

Đầu tiên là chọn lá sắn, chỉ lấy giống sắn địa phương là sắn trắng và đỏ, tuyệt đối không lấy sắn cao sản vì dễ gây ngộ độc. Thường người muối rau chỉ ngắt lấy phần ngọn và 1-2 lá bánh tẻ của cây sắn, không lấy lá già vì khi muối chua thường bị xơ dai không ngon. Ngọn sắn sau khi ngắt về đem rửa nước cho sạch nhựa, để ráo, sau đó đem thái nhỏ sắn với độ dài mỗi đoạn khoảng 2cm, bỏ vào chậu, thêm chút muối trắng để vò. 

Trong quá trình vò không nên quá mạnh tay, vì dễ làm nát, gãy rau sắn, làm món mờ sán sui kém đẹp mắt. Khi vò sắn xong sẽ nắm từng nắm nhỏ, vắt bỏ hết phần nước ngái và nhựa, chuẩn bị công đoạn muối trong chum, vại. Sau đó dùng nước đun sôi để nguội khoảng 30 độ C thêm chút muối. Cho lá sắn đã vò vào chum nhỏ, hoặc vại ấn chặt, rồi mới đổ ngập nước, lấy chiếc đĩa nhỏ úp phía trên có tác dụng làm chìm lá sắn ngập hết nước.. Miệng chum, vại được bịt kín bằng lá dong, hoặc lá chuối. 

Xưa nhà nghèo ăn thứ này với cơm amp;#34;cứu đóiamp;#34;, nay thành đặc sản 100.000 đồng/kg bao nhiêu cũng hết - 4

Rau sắn muối chua nấu thành nhiều món ngon.

Rau sắn muối chua nấu thành nhiều món ngon.

1 tuần sau khi muối chua, rau sắn cho màu vàng ươm đẹp mắt, mùi thơm chua thanh nhẹ. Chỉ cần mở nắp chum ở góc nhà, tận ngoài cổng vẫn ngửi thấy mùi đặc trưng của các món ngâm muối mặn. Rau sắn muối chua ăn mềm, dai vừa phải, vị chua tan hòa quyện trong khoang miệng khiến người thưởng thức chỉ muốn gắp mãi đũa rau muối không thôi.

Ngày xưa còn nghèo đói, rau sắn muối chua chỉ cần thêm chén nước mắm là đã quá dư dả cho một bữa cơm ngon lành. Bây giờ cuộc sống khá hơn, rau sắn muối chua có thể nấu canh cá, xào cá suối, xào trứng, hoặc xào thịt băm… ăn kèm với chân giò luộc, vắt chấm mẻ hay ăn với các món thịt nướng, xôi, cơm lam của người dân tộc.

Đặc sản được “nhà giàu” săn lùng

Giờ đây, rau sắn muối chua không còn là món ăn “cứu đói” của người nghèo nữa, ngược lại trở thành đặc sản được “nhà giàu. Chẳng biết từ bao giờ, món ăn của người Dao Đỏ này lại trở nên phổ biến, từ Phú Thọ rồi tới Hà Nội, giờ là khắp cả nước, nơi nào cũng thấy người ta săn lùng, tìm mua rau sắn muối chua.

Gọi là món “nhà giàu” vì rau sắn muối chua được bày bán trên thị trường với giá “đắt đỏ”. Chị Hoa, người bán món ăn này trên chợ mạng cho hay, mỗi ngày chị đều bán được 25 - 30kg. Rau sẽ được chị chia ra từng túi nhỏ với trọng lượng 0,5kg và bán với giá 30.000 đồng/túi. Đây là loại rau sắn muối chua chuẩn vị đất Phú Thọ, được người nhà chị Hoa làm và phân phối nhỏ lẻ.

Rau sắn được đóng gói, bán cho khách với giá 30.000 đồng/túi

Rau sắn được đóng gói, bán cho khách với giá 30.000 đồng/túi

Dạo qua một vòng các trang thương mại điện tử, rau sắn muối chua cũng được bán với mức giá dao động từ 50.000 - 100.000 đồng/kg, tùy vào thương hiệu cũng như cách đóng gói. Một số thương hiệu lớn chuyên cung cấp các món ngâm, muối đóng gói rau sắn muối chua trong các lọ thủy tinh, thiết kế đẹp mắt, rau sắn trông cũng rất ngon nên bán được giá cao hơn. Các nơi khác, loại rau này được đóng gói kèm nước ngâm.

Chị Mai ở Hà Nội tìm mua rau sắn muối chua tại một cửa hàng quen chuyên đặc sản quê, nửa kg rau sắn muối chua ở đây được chị mua với giá 40.000 đồng. Chị Mai mới kể: “Tôi là người Phú Thọ sống xa quê, được ăn rau sắn muối chua ở đây làm thấy ngon, non, hầm với đuôi lợn ăn ngon lắm. Ăn món rau mà kỷ niệm ùa với với những người xa xứ như chúng tôi”. 

Một phần rau sắn muối chua được bán với giá 75.000 đồng/kg.

Một phần rau sắn muối chua được bán với giá 75.000 đồng/kg.

Anh Hải (Hoàng Mai, Hà Nội) săn lùng, tìm mua rau sắn muối chua cũng cảm thấy bất ngờ vì món ăn này trở thành đặc sản: “Không ngờ món rau sắn Phú Thọ giờ lại nổi tiếng thế. Mình còn nhớ khi xưa đi bộ đội lên trên đó được bà con nấu cho ăn một bữa mà nhớ tới tận bây giờ. Ngon, lạ miệng”. Sau này, anh mới biết đây là rau sắn muối chua, một món ăn dân dã ở Phú Thọ thời đói nghèo. Dù vậy, mùi vị món ăn đến giờ vẫn chưa bao giờ thay đổi.

Loại rau dại xưa nhổ vứt đi, nay là đặc sản ngon nổi tiếng không có hàng để bán, 100.000đồng/kg
Bồng bồng trước đây là cỏ dại mọc đầy ở các kênh mương, bờ ruộng, ngày nay nó trở thành đặc sản có thể chế biến thành các món ăn ngon. 

Sản phẩm tiêu dùng

H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương