Rất nhiều người cho rằng, tim lợn bổ dưỡng hơn thịt lợn vì thế giá thành cao hơn, chế biến được nhiều món hơn, nhất là cho người mới ốm dậy, cần bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế lại không phải vậy.
Chức vụ: Nguyên Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam
Xưa nay, tim lợn luôn được nhiều người tìm mua về để chế biến thành các món ăn bổ dưỡng như hầm thuốc, hấp cách thủy, nấu cháo… và dùng cho phụ nữ mang thai, người đang ốm hoặc mới ốm dậy. Vậy so với thịt lợn thông thường tim có thật sự tốt và bổ dưỡng.
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Đức (Hà Nội) cho biết, xét về giá trị dinh dưỡng tim lợn không nhiều dinh dưỡng hơn thịt lợn. Việc người dân cho rằng, tim lợn bổ dưỡng, tốt cho người ốm phần vì tim chỉ có một quả, phần là do quan niệm từ xưa.
Theo PGS Lâm, trong 100g tim lợn có 15,1g chất đạm, 3,2g chất béo, 7mg canxi, 213mg phốt pho, 8.0mcg vitamin A, 5,9g sắt, 0,34 mg vitamin B1, 0,49mg vitamin B2, 5,7mg vitamin PP.
Trong khi đó, trong 100g thịt nạc thăn chứa 19g chất đạm, 7g chất béo, các thành phần dưỡng chất khác cũng tương đương tim lợn.
So sánh giá trị dinh dưỡng, tim lợn không tốt hơn thịt lợn.
“Như vậy có thể thấy, trong tim lợn chủ yếu là phần cơ và có một phần thịt. Qua so sánh giá trị chất dinh dưỡng chủ yếu nhất là chất đạm và chất béo thì tim đều thấp hơn so với thịt lợn”, PGS Lâm chia sẻ.
Không chỉ vậy, tim lợn được tính là bộ phận nội tạng, chứa nhiều cholesterol. Thống kê cho thấy 100g tim lợn có tới 140mg cholesterol. Nếu thường xuyên ăn tim sẽ làm tăng cholesterol không tốt cho người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá, làm tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh gút, bệnh thận, thừa cân - béo phì...
Từ những phân tích trên, vị chuyên gia này cho rằng, tim lợn không bổ hơn so với thịt lợn như mọi người xưa nay vẫn nghĩ. PGS Lâm cũng khuyến cáo mọi người nên từ bỏ quan niệm “ăn gì bổ nấy”. Thực tế, những người bị bệnh tim mach thường hay tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nếu cứ ăn nhiều tim sẽ làm cholesterol máu tăng cao rất nguy hiểm.
Nói như vậy không có nghĩa là mọi người không nên ăn tim lợn, PGS Lâm khuyên hãy ăn điều độ và khoa học, mỗi tuần chỉ nên ăn 2-3 lần và mỗi lần khoảng 50 - 70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30 - 50g/bữa.
Dưới góc độ đông y, tim lợn kết hợp làm được thuốc nhưng cũng không nên ăn nhiều.
Xét dưới góc độ đông y, thạc sĩ - lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (thành viên Hội Đông y Việt Nam) cho rằng, tim có nhiều tác dụng giúp bồi bổ cơ thể, nhưng không có nghĩa là bổ hay tốt hơn thịt.
“Tim có thể kết hợp với các vị thuốc khác trong đông y để chế biến thành các món ăn có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó chỉ tốt khi ăn với mức độ vừa phải chứ không phải cứ dùng nhiều là sẽ khỏe. Ví dụ có thể dùng hạt sen nấu với tim lợn giúp dưỡng tâm an thần, ích khí định tĩnh, tốt cho người mất ngủ, suy nhược tâm khí, tâm thần bất an…
Cụ thể, dùng hạt sen 40g, tim lợn 1 quả, bá tử nhân 20g, gia vị vừa đủ. Rửa sạch tim lợn, thái thành miếng cùng với hạt sen, bá tử nhân cho vào trong nồi , thêm 1 lít nước vào nấu, đợi khi hạt sen chín nhừ thì cho gia vị, quấy đều để ăn”, lương y Trung chia sẻ.
Tin liên quan
Trong mùa đông, việc chăm sóc và rèn luyện sức khỏe cần phải hết sức chú ý, nếu không sẽ để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc, thậm chí nguy hại...
Tin bài cùng chủ đề PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm
Có rất nhiều thực phẩm quen thuộc nên sử dụng khi thời tiết giao mùa, tuy nhiên trong thực tế mọi người thường không hoặc rất ít dùng khiến sức đề kháng phần nào bị giảm sút.