Canh măng Tết nấu kiểu này không khác gì “thuốc độc”, chuyên gia chỉ cách ngâm măng cực sạch

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 18/01/2022 14:20 PM (GMT+7)

Canh măng là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng nếu ăn không đúng cách và hợp lý sẽ để lại hậu quả nặng nề với sức khỏe, thậm chí phải nhập viện cấp cứu.

Nguy cơ nhập viện vì ăn quá nhiều măng

Các món ăn chế biến từ măng được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, trong dịp Tết món canh măng (măng khô) được sử dụng nhiều hơn. Theo đó, măng khô sau khi chế biến sẽ cho vào nấu cùng xương lợn (thường là móng giò) rồi sử dụng. 

Chất béo từ chân giò ngấm vào măng tạo nên cảm giác mềm, giòn sần sật nên nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, nếu xét về giá trị dinh dưỡng của măng, nhất là măng khô thì nhiều người sẽ rất bất ngờ, vì giá trị dinh dưỡng chỉ bằng 0.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - Phó trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế (Bệnh viện Nội tiết Trung ương) cho biết, măng và đặc biệt là măng khô không có giá trị dinh dưỡng. Nhiều người nghĩ rằng măng có nhiều chất xơ nhưng đây lại là chất xơ không hòa tan, không tốt, nhất là khi ăn nhiều.

Canh măng nhiều người yêu thích nhưng không nên ăn nhiều, nhất là những người già. Ảnh minh họa.

Canh măng nhiều người yêu thích nhưng không nên ăn nhiều, nhất là những người già. Ảnh minh họa.

“Thực tế, nhiều người bị rối loạn tiêu hóa, thậm chí tắc ruột phải nhập viện xử lý vì ăn măng. Đặc biệt với những người già, nhu động ruột kém, khi ăn măng không tiêu hoá được, gây dồn ứ và rất dễ tắc ruột”, bác sĩ Hưng chia sẻ.  

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng khẳng định măng không có giá trị dinh dưỡng. Khi ăn măng thấy mềm và béo là do nấu cùng với thực phẩm khác như móng giò nên các chất béo ngấm sang măng.

Chọn và sơ chế trước khi nấu rất quan trọng

Theo PGS Lâm, điều quan trọng nhất để ăn măng an toàn là ăn với lượng vừa phải, ăn thưởng thức, không nên ăn lấy no. Ngoài ra, khi ăn măng phải đảm bảo biết rõ nguồn gốc xuất xứ, vì măng bán ngoài chợ có thể bị nhiễm chất bảo quản.

“Măng mua ngoài chợ rất khó để nhận biết đâu là măng an toàn. Tốt nhất khi mua phải biết rõ nguồn gốc, hoặc gia đình trồng măng tự làm rồi cho nhau cùng ăn. Còn việc đi mua bên ngoài rất khó để biết loại nào tốt, loại nào không”, PGS Lâm tư vấn.

Ngoài mối lo ngại măng bị tẩm hóa chất, ngoài việc khó nhận biết bằng mắt thường, ngay cả khi mua về, dù ngâm rửa cũng không hết được. Do vậy, tốt nhất phải ngâm kỹ, ngâm lâu trước khi nấu.

Măng nên tước nhỏ, ngâm với nước và luộc nhiều lần trước khi nấu. Ảnh minh họa.

Măng nên tước nhỏ, ngâm với nước và luộc nhiều lần trước khi nấu. Ảnh minh họa.

Việc ngâm kỹ, ngâm lâu măng không chỉ làm giảm bớt hóa chất nếu có, mà còn làm măng mềm hơn. Nên ngâm 2-3 ngày và thay nước ngày 2-3 lần trước khi luộc và nấu. Kinh nghiệm của cá nhân và gia đình tôi là dùng nước vo gạo để ngâm măng. Nước gạo sau khi vo xong ngâm vừa an toàn, vừa giúp măng trắng hơn, hạn chế được hóa chất.

Điều cần lưu ý là không đổ nước gạo vào ngâm một lần rồi để 2-3 ngày. Hàng ngày cần thay nước ngâm, tốt nhất mỗi lần vo gạo nấu cơm thì lấy nước đó thay vào ngâm măng luôn”, PGS Lâm chia sẻ.

Ngoài việc ngâm măng kỹ lưỡng, trước khi nấu cần luộc măng nhiều lần. Khi luộc, nên cho chút muối vào để giúp măng mềm hơn. Khi chế biến cũng cần nấu thật kỹ và riêng măng có thể nấu một lần dùng cho vài lần được. “Khi lấy măng cần phải dùng dụng cụ sạch chưa sử dụng, ăn thừa không đổ măng lại vào nồi, như vậy sẽ rất nhanh hỏng. Đồ ăn thừa thường dính nước bọt, trong nước bọt có men amin dính vào sẽ rất nhanh vữa và ôi thiu”, PGS Lâm khuyến cáo.

Măng tươi, măng khô, măng ngâm chua - loại nào bổ dưỡng, loại nào ăn vào dễ gây độc hơn?
Dù là măng chua, măng tươi, măng khô, người dân cũng không nên ăn nhiều, nhất là những loại măng mua ở các cửa hàng, đại lý cần cẩn trọng vì dễ có hóa...

An toàn thực phẩm

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm