Con bụ bẫm, ăn khỏe, bác sĩ lại nói "chắc chắn thiếu chất" dựa vào một dấu hiệu này

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 23/11/2021 19:19 PM (GMT+7)

Rất nhiều mẹ có con bụ bẫm nhưng khi bác sĩ nói bị còi xương thì rất bất ngờ. Liệu trẻ bụ bẫm có bị còi xương không? TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia sẽ giải đáp về vấn đề này.

Hoàng Thùy (Ba Vì, Hà Nội) (minht*****@gmail.com)

Chào bác sĩ!

Con trai tôi 15 tháng, cháu nặng 13kg, cao 77cm, nếu nhìn bề ngoài ai cũng khen cháu đáng yêu. Theo đánh giá của tôi, cháu ăn khá tốt so với các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên, khi ngủ cháu rất hay giật mình, thi thoảng dậy quấy ban đêm rồi lại ngủ tiếp.

Gần đây qua theo dõi, tôi thấy khi ngủ cháu lăn lộn khá nhiều. Ví dụ như khi đi ngủ tôi đặt cháu ở đầu giường, khi thức giấc đã thấy cháu lăn xuống cuối giường.

Đưa cháu ra phòng khám đa khoa gần nhà, bác sĩ nói rằng cháu có dấu hiệu thiếu canxi, có thể còn bị còi xương và khuyên nên đi khám chuyên khoa dinh dưỡng. Nghe tư vấn tôi không nghĩ con bị còi xương, vì cháu rất bụ bẫm. Theo bác sĩ tôi có nên cho con đi khám không? Liệu con tôi có bị còi xương như bác sĩ ở quê nghi ngờ không ạ?

img alt src/upload/4-2021/images/2021-11-23/tre1-1637636110-673-width600height400.jpg stylewidth: 600px; height: 400px; /
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng

Chào chị!

Qua những gì chị chia sẻ, tốt nhất nên cho con đi khám chuyên khoa dinh dưỡng, nếu đang ở Hà Nội có thể đưa đến Viện Dinh dưỡng để khám chuyên sâu cho cháu, từ đó bác sĩ sẽ có kết luận chính xác nhất.

Thực tế thăm khám cho thấy, hiện có nhiều cháu nhìn bụ bẫm nhưng vẫn bị còi xương. Đa số mọi người vẫn thường nghĩ, còi xương đi liền với suy dinh dưỡng, thấp còi. Tuy nhiên, hiện có cả trẻ thừa cân, béo phì cũng bị còi xương, hay còn gọi là còi xương thể bụ bẫm.

Khi kinh tế phát triển, mọi người quan tâm đến dinh dưỡng nhiều hơn, việc chăm sóc sau sinh, rồi quá trình ăn dặm tốt hơn... nhưng lại hay quên bổ sung vitamin D cho trẻ, từ đó dẫn đến nguy cơ trẻ thiếu hụt vitamin D. 

Con bụ bẫm, ăn khỏe, bác sĩ lại nói amp;#34;chắc chắn thiếu chấtamp;#34; dựa vào một dấu hiệu này - 2

Nhiều trẻ bụ bẫm nhưng vẫn bị còi xương.

Ngoài ra, trẻ còi xương thể bụ bẫm còn liên quan đến lối sống của chúng ta hàng ngày, đó là việc không cho em bé ra ngoài để được tắm nắng, không bổ sung vitamin D theo hướng dẫn, từ đó sẽ bị thiếu hụt. 

Đặc biệt, với những trẻ bụ bẫm thì nhu cầu cần canxi, vitamin D cao hơn trẻ bình thường. Khi trẻ có nhu cầu cao mà không được bổ sung kịp thời thì dẫn đến trẻ trông mũm mĩm nhưng bị còi xương nhiều hơn.

Trẻ bụ bẫm bị còi xương vẫn có những biểu hiện, triệu chứng như những trẻ còi xương khác như ngủ không sâu giấc, hay khóc đêm, ngủ vật vã, bố mẹ than phiền rằng đi ngủ để đầu giường, sáng dậy ở cuối giường, hoặc ra nhiều nhiều mồ hôi, đầu bẹp, mọc răng chậm, chậm biết đi. Các trẻ lớn hơn thì hay kêu đau bụng, đau các đoạn xương dài nhưng xoa bóp xong lại hết.

Các mẹ cần tắm nắng đúng cách cho con, không tắm qua cửa kính hay ngồi trong bóng râm.

Các mẹ cần tắm nắng đúng cách cho con, không tắm qua cửa kính hay ngồi trong bóng râm.

Để dự phòng còi xương, các mẹ cần phải chuẩn bị từ giai đoạn mang thai, đó là uống vitamin D, canxi hợp lý để bé được bổ sung từ trong bào thai. Bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu đời sau sinh. 

Sau sinh 2 tuần cần cho trẻ tắm nắng trực tiếp chứ không qua cửa kính, hay đứng trong bóng râm như nhiều người vẫn làm. Thời gian tắm tùy theo mùa và thời tiết.

Khi ăn dặm, cần cho trẻ ăn hợp lý, không phải cho trẻ ăn quá nhiều bột là tốt vì nhiều quá sẽ cản trở hấp thu vitamin D, canxi. Ngoài ra, vẫn cần phải bổ sung vitamin D, canxi theo hướng dẫn của bác sĩ.
 

Mọi thắc mắc của bạn đọc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý độc giả đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3-5 hàng tuần trên mục Sức khỏe.

5 món ăn trị bệnh còi xương cho trẻ
Còi xương là loạn dưỡng xương do cơ thể thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, chuyển hóa canxi và phốt pho.

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng