Củ sả nhà nhà mua về xông mùa COVID-19 nhưng tác dụng đặc biệt này lại ít ai biết

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 22/02/2022 19:09 PM (GMT+7)

Củ sả ngoài tác dụng xông hơi giải cảm, thông khí còn là bài thuốc trị ho, đau đầu, thậm chí tăng ham muốn tình dục rất tốt.

Lương y Bùi Đắc Sáng

Nơi công tác: Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

Thời gian gần đây cây sả được rất nhiều người nhắc tới và tìm mua, nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh phức tạp, ca F0 tăng cao nên các gia đình dùng sả kết hợp với một số loại thảo mộc khác nhằm xông mũi, họng giúp phòng bệnh.

Theo nhận định của các chuyên gia, ngoài việc dùng xả để xông hơi, mọi người nên tận dụng loại củ này hoặc có thể kết hợp với các loại dược liệu khác để làm nhiều bài thuốc chữa bệnh, rất tốt cho cơ thể.

Nhà khoa học, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, bản thân ông đọc được rất nhiều thông tin trên mạng xã hội về việc dùng gừng, chanh, sả đun nước xông để phòng COVID-19. Tuy nhiên, thực tế đến nay hầu như chưa có nghiên cứu khoa học nào đề cập tới vấn đề này.

“Hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy việc dùng riêng lẻ hay kết hợp chanh, gừng, sả có khả năng ức chế virus, bất kể loại virus gì, nhất là SARS-CoV-2. Việc dùng sả đun nước xông chỉ giúp giải cảm, thông thoáng đường thở hơn nhưng tuyệt đối không nên lạm dụng”, lương y Bùi Đắc Sáng cho hay.

Xông nước đun sả kết hợp một số dược liệu hầu như chỉ có tác dụng giải cảm, thông khí. Ảnh minh họa.

Xông nước đun sả kết hợp một số dược liệu hầu như chỉ có tác dụng giải cảm, thông khí. Ảnh minh họa.

Theo ông Sáng, cách tốt nhất để phòng COVID-19 là tiêm vắc xin và thực hiện biện pháp 5K. Còn đối với các bài thuốc, hướng dẫn trên mạng tốt nhất không nên học theo kẻo “tiền mất, tật mang”.

Riêng đối với sả, trong đông y còn có các tên gọi khác là cỏ sả, sả chanh, lá sả, hương mao... Củ sả có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, ấm bụng, giúp tiêu hóa, khỏi nôn, thông khí, sát trùng, khử uế, tiêu đờm. Sả thường được sử dụng để điều trị cảm lạnh, đau bụng, nhức đầu... Dù có nhiều công dụng nhưng sả chưa được nhắc đến với việc diệt hay ức chế các loại virus.

Đại tá, lương y Bùi Hồng Minh cũng cho rằng, từ xưa nhiều người vẫn dùng sả đun nước để gội dầu, xông người giúp cơ thể nhẹ nhõm hơn, đặc biệt là những bị bị cảm, mới ốm dậy.

Tuy nhiên, việc chỉ dùng sả để đun nước xông hơi hay dùng nước tắm gội là quá lãng phí vì trong cây sả có nhiều thành phần quan trọng, giúp chữa và hỗ trợ điều trị được nhiều bệnh.

Theo đó, thành phần quan trọng nhất trong sả là tinh dầu sả. Lá sả chứa 0,4-0,8% tinh dầu dễ bay hơi, thành phần chính của thân cây sả (củ sả) chứa 75-85% tinh dầu và các tinh chất đặc biệt khác.

Không chỉ xông, sả còn có thể kết hợp với các loại dược liệu tạo thành nhiều bài thuốc tốt. Ảnh minh họa.

Không chỉ xông, sả còn có thể kết hợp với các loại dược liệu tạo thành nhiều bài thuốc tốt. Ảnh minh họa.

Lương y Bùi Hồng Minh cho biết, tinh dầu sả có tác dụng kháng khuẩn, kìm hãm nấm và diệt nấm trên một số chủng như Candida spp, Aspergillus fumigatus… Chính vì có lượng tinh dầu lớn và có những hoạt chất đặc biệt nên sả còn là “vũ khí” xua đuổi muỗi và nhiều loại côn trùng khác.

Trong đời sống ẩm thực và dược liệu, sả còn được dùng trong quá trình chế biến nhiều món ăn ngon hay kết hợp với các dược liệu khác để làm thành những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Một số bài thuốc có sự kết hợp của sả được lương y Bùi Hồng Minh giới thiệu, tham khảo:

- Chữa cảm, giải cảm: Lá sả, lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu hoặc lá bạch đàn, mỗi thứ khoảng 50g, cho vào nồi đun sôi, sau đó để nồi nước trước mặt, trùm chăn kín sẽ có tác dụng xông hơi, giải cảm tốt.

- Chữa ho do cảm cúm: Chuẩn bị nguyên liệu mỗi loại 200g, bao gồm rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, tất cả đem giã nát, sau đó ngâm với rượu 40 độ rồi uống sẽ chữa cảm cúm hiệu quả.

- Giải độc cơ thể, nhất là giải độc rượu: Ăn củ sả sống hoặc sả đem giã nát, cho thêm nước lọc, gạn lấy một chén rồi uống. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh tỉnh, đỡ mệt mỏi.

- Tăng cường ham muốn tình dục: Củ sả băm dập đem ướp cá chép hoặc cá rô phi nướng sẽ giúp kích thích ham muốn, dễ thăng hoa.

Nhà nhà mua chanh sả gừng về xông, vì sao chuyên gia nhất định không xông khi thành F0?
Trước tình trạng F0 gia tăng kể từ sau Tết Nguyên đán, một “bí quyết” được truyền tai nhau rất nhiều cả trên mạng xã hội và ngoài đời sống là xông...

Dịch COVID-19

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Lương y Bùi Đắc Sáng