Đây là loại cây thân mềm, cả phần quả và lá đều có thể ăn được nhưng người Việt chỉ coi là cỏ dại, trong khi trên thế giới lại xem đây là đồ “hiếm có, khó tìm”.
Mới đây, quả tầm bóp được trang Mysterious World xếp vào danh sách 1 trong 10 loại quả khó tìm nhất trên thế giới. Ít ai biết, tầm bóp ở Việt Nam có rất nhiều và chỉ được coi là cỏ dại bị nhổ bỏ, không được sử dụng nhiều. Tuy nhiên, tầm bóp có nhiều tác dụng, có thể dùng làm rau hoặc làm thuốc tốt cho sức khỏe.
Thực tế, trên thế giới, quả tầm bóp có giá khá đắt đỏ, tại Nhật Bản quả này được bán với giá khoảng 700.000 đồng/1kg. Những năm gần đây, một số nơi tại nước ta có sử dụng ngọn tầm bóp làm rau ăn, nhưng không nhiều. Đây cũng là loại rau được đánh giá sạch 100%, không chịu tác động của hóa chất.
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho biết, cây tầm bóp có thể sử dụng được tất cả các bộ phận từ rễ, thân, lá, quả. Trong đông y, tầm bóp có vị đắng, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, lợi thấp, tán kết... Cây tầm bóp giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, kiểm soát mỡ máu, dùng trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường, cải thiện hệ miễn dịch, điều trị tay chân miệng…
Quả tầm bóp ở Việt Nam có rất nhiều, nhưng đây lại là loại quả hiếm có trên thế giới. Ảnh minh họa.
Quả tầm bóp khi còn non có màu xanh, khi chín màu đỏ, có đài bao trùm bên ngoài như cái túi, hạt nhiều hình thận. Khi bóp quả vỡ phát ra tiếng "bộp", vì thế còn được gọi với cái tên cây bồm bộp. Cây ra hoa kết quả quanh năm.
Các nghiên cứu của y học hiện đại cũng chỉ ra rằng, cây tầm bóp cung cấp nhiều dinh dưỡng, chất xơ, nước và chứa khá nhiều đường. Quả tầm bóp cũng chứa nhiều dinh dưỡng. Trong 100g quả tầm bóp có 80% là cacbohydrate, 12% protein, 8% chất béo, cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất khác.
Quả tầm bóp được dùng để hỗ trợ việc tiêu đờm, giảm ho hiệu quả, trị tiểu ít, mụn nhọt. Loại quả này có thể phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu và viêm thận như sỏi thận, sỏi bàng quang, hỗ trợ điều trị bệnh gout và thấp khớp…
Ông Sáng tư vấn, phần thân và lá cây tầm bóp thường dùng trị cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt nôn nấc với liều dùng khoảng 20-40g thân cây khô sắc uống. Hoặc dùng để trị nhọt vú, mụn đinh độc bằng cách lấy 40-80g lá tươi giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì dùng đắp; hoặc nấu nước rửa.
Ngoài dùng làm thuốc, tầm bóp được nhiều người sử dụng làm rau ăn. Ảnh minh họa.
Một bài thuốc khác có thể áp dụng đó là dùng rễ cây tầm bóp nấu cùng với chu sa, tim lợn ăn liên tục trong 7 ngày với liều lượng mỗi ngày 1 lần. Vị thuốc này có tác dụng tốt đối với người tiểu đường hoặc sỏi niệu. Kết hợp với các phương pháp điều trị khác, nhất là kiêng khem và uống nhiều nước để tăng hiệu quả của thuốc.
Các chuyên gia cho rằng, tầm bóp dù lành tính, nhưng khi dùng làm thuốc hay thực phẩm cũng cần lưu ý, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng tầm bóp:
- Tránh sử dụng tầm bóp cho những người có cơ địa dị ứng với loại cây này hoặc dị ứng thảo mộc nói chung.
- Sau khi sử dụng thuốc từ tầm bóp, nếu có những biểu hiện như buồn nôn, khó thở, tức ngực, nổi mẩn ngứa... cần dừng lại ngay.
- Không dùng cây tầm bóp cho người đang cho con bú, phụ nữ có thai.
- Cần thận trọng khi dùng tầm bóp kết hợp với điều trị bệnh bằng tây y bởi loại cây này có thể tác dụng với các thành phần trong thuốc hoặc làm giảm tác dụng của thuốc tây.
- Tránh nhầm lẫn cây tầm bóp với cây lu lu đực, một loại cây gần giống nhưng lại có độc tính, chứ không có tác dụng chữa bệnh.
Tin liên quan
Gừng là thực phẩm và gia vị phổ biến dùng để chế biến thức ăn, đây cũng là vị thuốc tốt cho sức khỏe được bác sĩ khuyến cáo sử dụng mỗi...
Hiện nay số người mắc các bệnh lý về thận ngày càng nhiều và đang trẻ hóa. Đa số mọi người phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, trong khi...
Rau cải được bán quanh năm và có nhiều người ưa thích, nhưng không phải rau họ cải nào cũng an toàn, nhất là vấn đề tồn dư thuốc trừ sâu.
Bên cạnh thực phẩm sạch an toàn có nhiều nguồn thực phẩm bẩn, có hoá chất khiến người tiêu dùng hoang mang. Bỏ túi mẹo hay sau để "bắt bài"...
Tin bài cùng chủ đề Lương y Bùi Đắc Sáng
Loại rau này được ví như “vầng trăng”, ở Nhật Bản có giá khá đắt đỏ, còn tại Việt Nam có rất nhiều nhưng đa số bị vứt bỏ hoặc để chăn nuôi, rất ít người dùng dù rất tốt cho sức khỏe.