Hiện có rất nhiều cảnh báo về mật ong giả được làm từ đường, vậy làm sao để phân biệt được mật ong thật và mật ong giả? PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Chuyên gia về Công nghệ thực phẩm sẽ giải đáp vấn đề này.
Nguyên cán bộ Viện công nghệ sinh học và thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội
Hiện trên mạng xã hội chia sẻ rất nhiều thông tin về mật ong giả, nhất là sau khi lực lượng chức năng bắt giữ rất nhiều mật ong được sản xuất từ đường. Không chỉ vậy, một số người nổi tiếng bán hàng trên mạng được cho là cũng bán loại mật ong giả này và hiện đã “đóng cửa” hết hàng khi được nhắc tên.
Tôi là người thường xuyên sử dung mật ong, nhất là pha uống vào buổi sáng. Nhiều lần chưa kịp đặt mua chỗ quen, tôi cũng mua trên mạng hoặc siêu thị. Vậy có cách nào để phân biệt được mật ong thật và mật ong giả không?
Xin cảm ơn.
Mật ong được coi là một siêu thực phẩm, có nhiều giá trị dinh dưỡng và lợi ích với sức khỏe. Việc sử dụng mật ong thường xuyên rất tốt cho cơ thể, nhưng không nên dùng quá nhiều, chỉ dùng khoảng 5ml/ngày với người khỏe mạnh.
Về hàm lượng dinh dưỡng, trong 100g mật ong có tới 17,2% là nước, 31% glucose, 38% frutose và 13,3% là các chất khác. Đáng chú ý, mật ong có nhiều khoáng chất, vitamin tốt cho sức khỏe và có tác dụng làm đẹp, bao gồm vitamin B2, B3, B6, B9, C…; các khoáng chất như photpho, sắt, kẽm, canxi, magie... Ngoài ra mật ong có hàm lượng ít chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm…
Mật ong giả là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Thực tế có rất nhiều loại mật ong khác nhau, thậm chí mỗi loài hoa sẽ cho loại mật với tên gọi tương ứng. Có thể chia mật ong thành 3 loại chính:
- Mật ong rừng: Là mật do ong làm tổ và tạo mật tự nhiên, không có bất kỳ tác động nào của con người lên quá trình tạo mật. Tuy nhiên, mật ong này cực hiếm, vì thế việc nhiều người quảng cáo bán mật ong rừng thì cần phải coi chừng hàng giả.
- Mật ong nuôi: Đây là mật ong được con người nuôi, hiện có rất nhiều. Đa số mật được thu hoạch vào mùa các loại hoa và mật này cũng có giá trị về mặt dinh dưỡng nhưng không tốt bằng mật ong rừng.
- Mật ong giả: Là mật ong được làm từ đường và một số phụ gia, hương liệu khác.
Không khó để phân biệt mật ong thật và mật ong giả.
Đối với mật ong giả, về cơ bản là không gây độc khi sử dụng vì nguyên liệu chủ yếu là đường. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu sẽ không tốt cho sức khỏe vì như vậy cũng giống như việc chúng ta dùng đường quá nhiều trong thời gian dài.
Cách làm mật ong giả rất đơn giản: Người làm chỉ cần dùng chè đen hoặc mạch nha sau đó cho thật nhiều đường vào khuấy đều đến khi sánh như mật ong thật thì dừng lại. Với cách làm này người mua không thể phát hiện hàng giả bằng mùi vị.
Tuy nhiên, mật ong làm từ đường không thể có được những đặc tính như mật ong tự nhiên, cụ thể là khả năng kháng khuẩn, vì thế có thể phân biệt thật-giả bằng một số cách:
- Cách thứ nhất: Dùng một tờ giấy, tốt nhất là giấy chống thấm nhỏ vào đó một giọt mật ong to. Sau đó, để tờ giấy có mật ong ở khu vực có kiến để xem phản ứng. Nếu kiến bò đến thì đó là mật ong giả, còn kiến không dám vào là mật ong thật. Lý do, mật ong thật giống như chất kháng sinh tự nhiên, vì thế kiến rất sợ.
- Cách thứ hai: Bạn cũng có thể lấy một bát nước lạnh, sau đó dùng ống hút nhúng một đầu vào mật ong, rồi nhỏ giọt mật ong xuống bát nước lạnh. Nếu là mật ong thật sẽ không tan trong nước, còn nếu mật ong giả được làm từ đường thì tan dần và sẽ loãng ra nước. Khi lấy mật, mọi người cần lưu ý chỉ lấy giọt nhỏ, vì lấy nhiều mật sẽ không kịp tan và rất khó phát hiện.
|
Tin liên quan
Một nhân viên y tế đã tiết lộ mật ong có thể giúp cứu sống một đứa trẻ như thế nào nếu chúng không may nuốt phải pin cúc áo.
Dù được rất nhiều người yêu thích, song dâu tây, cải bó xôi, cải xoăn,... lại nằm trong danh sách 12 loại rau củ, trái cây có chứa dư lượng...
Tin rằng uống nước chanh mật ong sẽ bổ sung đủ nước giúp giảm cân, đẹp da nên một nữ diễn viên Đài Loan đã áp dụng thường xuyên nhưng kết...
Chanh đào mật ong là bài thuốc được rất nhiều người dùng để bồi bổ sức khỏe, chữa ho. Liệu loại "siro thần thánh" này có thực sự hiệu quả và...
Tin bài cùng chủ đề PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh
Không phải muối, cũng chẳng phải bột canh, loại gia vị này được rất nhiều người ưa chuộng để nêm nếm trong các món ăn. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo có thể dẫn đến nhiều nguy cơ gây hại...