Món canh không chỉ ăn cho “qua cái khổ” trong ngày Tết mà còn có vô vàn lợi ích với sức khỏe

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 20/01/2023 16:01 PM (GMT+7)

Dù kết hợp với các thực phẩm khác hay chế biến “độc vị” thì khổ qua hay còn gọi là mướp đắng đều có rất nhiều giá trị với sức khỏe, thậm chí còn hỗ trợ phòng chống được nhiều bệnh.

img alt src/upload/1-2023/images/2023-01-03/tet-1672711388-437-width780height520.jpg stylewidth: 780px; height: 520px; /

Bác sĩ Phạm Ánh Ngân (Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 3) cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán, với người dân khu vực Đông Nam bộ, món canh khổ qua thường không thể thiếu trên mâm cơm. Người dân quan niệm rằng, ăn khổ qua cho qua cái khổ, vì thế dù có nhiều món ăn thời thượng, hấp dẫn nhưng vẫn không thể thay thế được canh khổ qua.

Còn về giá trị dinh dưỡng, bác sĩ Ánh Ngân cho biết, một phần canh hầm từ hai đến ba trái khổ qua (106g) và lượng thịt băm khoảng 53g cung cấp 10g protein, 11,4g lipid, 7,9g glucid. Theo y học cổ truyền, khổ qua vừa là món ăn, vừa là vị thuốc dân gian quen thuộc với tác dụng kiện tỳ khai vị, kích thích tiêu hóa, thanh nhiệt. Món canh này rất thích hợp để giảm bớt độ béo ngấy của những món khác trong ngày tết.

Món canh không chỉ ăn cho “qua cái khổ” trong ngày Tết mà còn có vô vàn lợi ích với sức khỏe - 2

Bát canh khổ qua rất quan trọng và luôn đặt ở vị trí trung tâm trên mâm cơm ngày Tết của người miền Nam. 

Khi ăn canh khổ qua có vị đắng nhẹ, hậu ngọt và mang lại cảm giác mát người, dễ chịu. Phần vỏ khổ qua hầm mềm, vị đắng, phần nhân ngọt thơm từ thịt, giòn sật sật và hương thơm của nấm mèo (nấm hương) cho người ăn cảm nhận rất dễ chịu. Nhìn dưỡi góc độ dinh dưỡng, đây là món ăn khá cân đối giữa chất xơ và đạm, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho biết, trong món canh khổ qua hay còn gọi là mướp đắng nhồi thịt thì dược tính ở trong quả mướp đắng là chủ yếu. Phần thịt chủ yếu cung cấp protein và chất béo. Mướp đắng có tính hàn, vị đắng có tác dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, lợi niệu, lương huyết. Do chứa alcaloid nên khổ qua có vị đắng, chất này không những kích thích thần kinh vị giác, tăng sự thèm ăn, mà còn tăng nhu động ruột, giúp ích tiêu hóa nên rất phù hợp khi ăn dịp Tết.

Đặc biệt, ăn mướp đắng còn có tác dụng giảm béo bụng, tăng cường miễn dịch, bồi bổ sức khỏe tim mạch, hỗ trợ thị lực, giảm đau ở bệnh nhân thoái hóa khớp, chữa lành vết thương, vết loét da, giúp hạ đường huyết và và cải thiện dung nạp glucoza...

Ngoài ý nghĩa tâm lý, mướp đắng còn có rất nhiều tác dụng với sức khỏe nếu sử dụng khoa học và hợp lý.

Ngoài ý nghĩa tâm lý, mướp đắng còn có rất nhiều tác dụng với sức khỏe nếu sử dụng khoa học và hợp lý.

Ngoài những tác dụng trên, khổ qua có chứa hàm lượng vitamin C phong phú, thuộc tốp đầu trong các loại rau. Sử dụng khoa học và hợp lý có thể giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, tiêu diệt các loại vi khuẩn và vi rút, chống lại tế bào ung thư. Đồng thời, nó giúp cơ thể ngăn chặn quá trình oxy hóa, làm chậm sự lão hóa, hạn chế các nguy cơ bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, tổn thương thần kinh…

Dù có nhiều tác dụng nhưng ngày Tết nói riêng và ngày thường nói chung, mọi người khi dùng mướp đắng nấu với thịt hay kết hợp với thực phẩm khác, nhất là làm thuốc cần đặc biệt chú ý. Theo đó, mướp đắng có tính hàn nên những người tỳ vị hư hàn không nên dùng, thường sẽ có các biểu hiện như ăn uống khó tiêu, đầy bụng, tiêu phân lỏng.

Vì khổ qua có đặc tính hạ đường huyết nên cần lưu ý không nên sử dụng trong các trường hợp người bệnh đang có biểu hiện đường huyết xuống thấp.

Phụ nữ có thai không nên dùng vì có thể gây co thắt cơ tử cung và xuất huyết dẫn tới hư thai hoặc sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không được khuyến khích dùng vì một số thành phần trong khổ qua có thể truyền qua sữa mẹ đang cần làm rõ.

Việc sử dụng khổ qua thường xuyên cũng có tác dụng ức chế sự thụ thai ở tử cung, cho nên tác động này có lợi hay có hại thì còn tùy vào việc sử dụng và mong muốn của người phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ. Hạt của khổ qua có chứa một số độc chất có thể gây nhức đầu, đau bụng và hôn mê.

Các chuyên gia khuyến cáo, người bình thường chỉ nên dùng trong ngày khoảng 200 - 300g khổ qua tươi hoặc 30 - 60g khổ qua khô.

Ăn kiểu này mướp đắng thành thuốc độc, biết mà tránh khỏi hại sức khỏe
Mướp đắng (khổ qua) có nhiều loại vitamin và khoáng chất, hỗ trợ bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên với một số người có bệnh hoặc khi kết hợp...

Sống khỏe

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết nguyên đán