Người phụ nữ sụt 20kg, khám mãi không ra bệnh, chuẩn bị lo hậu sự thì hồi phục thần kỳ vì lý do ít ai ngờ tới

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 15/03/2023 19:00 PM (GMT+7)

Sau khi đi khắp các bệnh viện, làm nhiều xét nghiệm vẫn không biết chính xác bệnh gì, người phụ nữ kiệt quệ tới nỗi cơ thể chỉ còn da bọc xương, gia đình chuẩn bị sẵn hậu sự nhưng mọi thứ đã thay đổi bất ngờ.

img alt src/upload/1-2023/images/2023-03-15/luon-1678864868-857-width600height226.jpg stylewidth: 600px; height: 226px; /

Cơ thể suy nhược, giảm cân nhanh chóng, đau bụng, buồn nôn… khi có những dấu hiệu trên đa số mọi người thường nghĩ ngay đến các bệnh nan y nào đó và tìm mọi cách chạy chữa. Tuy nhiên, có không ít người dù có triệu chứng trên nhưng lại mắc bệnh rất đơn giản, cách điều trị không mấy khó khăn nhưng họ thường bỏ qua hoặc không nghĩ đến.

Vài năm trước, bà Hoàng Thị Nhàn (hơn 60 tuổi, quê Nghệ An) bị sụt 20kg, kèm theo triệu chứng đau bụng, ăn vào là nôn... Chính điều đó khiến tinh thần bà bị suy sụp theo vì nghĩ mình mắc trọng bệnh. Khi thấy bà Nhàn ngày càng ốm yếu, người thân đã đưa đi khám nhiều bệnh viện từ địa phương đến trung ương nhưng không đưa ra được kết luận cuối cùng.

Tại bệnh viện tuyến huyện và bệnh viện tuyến tỉnh, bà đều được khám kỹ lưỡng, nội soi và điều trị nội trú đến 20 ngày nhưng tình hình không thuyên giảm, các bác sĩ chỉ điều trị để giảm triệu chứng cho bà. Khi về nhà, bà Nhàn ăn không ngon miệng, cảm thấy mệt mỏi, người xanh xao, cao điểm nhất là cứ ăn vào là nôn nên gia đình lại đưa tới bệnh viện điều trị.

Do đã quá “quen mặt” tại bệnh viện địa phương, lại điều trị không thuyên giảm, bà Nhàn được chuyển ra trung ương ở Hà Nội để điều trị gần một tháng trời. Tại đây, nữ bệnh nhân tiếp tục được làm các xét nghiệm, chụp chiếu thậm chí còn nghi ngờ bị ung thư đường tiêu hóa. Thế nhưng kết quả kiểm tra lại không phát hiện bất thường gì, bà Nhàn được chẩn đoán bị rối loạn trào ngược trên nền một bệnh nhân suy giảm về già.

Người phụ nữ sụt 20kg, khám mãi không ra bệnh, chuẩn bị lo hậu sự thì hồi phục thần kỳ vì lý do ít ai ngờ tới - 2

Hình ảnh tổ giun lươn trong đường tiêu hóa bệnh nhân. Ảnh: BVCC.

Không phát hiện chính xác được bệnh, suốt cả năm, bà Nhàn sống lay lắt, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ triền miên vì lo nghĩ nhiều. Do quá chán cảnh đến viện rồi lại về nhà, nên bà và gia đình cắt thuốc nam uống để uống, mong điều thần kỳ sẽ xảy ra. “Đến lúc ấy thì tôi chẳng sợ cái chết nữa, nhưng chỉ muốn biết nguyên nhân vì sao sức khỏe giảm sút như vậy”, bà Nhàn kể.

Suốt thời gian sau đó, bà Nhàn còn nhiều lần tới các bệnh viện ở địa phương, rồi ra Hà Nội khám, điều trị thêm vài lần nữa nhưng cũng không nơi đâu phát hiện chính xác bệnh. Trong một lần tới Bệnh viện Bạch Mai điều trị, do sụt cân nghiêm trọng, chỉ còn da bọc xương, thậm chí đi lại gặp nhiều khó khăn nên gia đình đã xin cho bà về điều trị tại nhà và nghĩ đến chuyện chuẩn bị dần hậu sự. Với việc khám không ra bệnh, cộng thêm các triệu chứng điển hình về tiêu hóa, các bác sĩ khi đó nghi ngờ có thể bệnh nhân bị nhiễm ký sinh trùng nên cho đi xét nghiệm thử, kết quả nữ bệnh nhân dương tính với ký sinh trùng giun lươn, được chuyển tới Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương điều trị.

TS.BS Trần Huy Thọ - Phó giám đốc BV Đặng Văn Ngữ (thuộc Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương) cho biết, khi tiếp nhận bệnh nhân này, các bác sĩ tiếp tục làm lại xét nghiệm và xác định chính xác bệnh nhân nhiễm giun lươn, sau đó đã điều trị theo đúng phác đồ. “Tôi vẫn nhớ hôm nữ bệnh nhân này vào viện là chiều thứ 6, sau khi xác định nhiễm giun lươn các bác sĩ đã bắt tay vào điều trị ngay. Đến sáng thứ 7, bệnh nhân được tẩy giun, sau đó đã hết nôn và ăn được vài thìa cháo. 10 ngày sau khi điều trị, thể trạng bệnh nhân tiến triển rất tốt, ăn nhiều hơn, da bắt đầu hồng hào, hết nôn và được cho ra viện", bác sĩ Thọ nhớ lại quá trình điều trị.

Bác sĩ Trần Huy Thọ cho biết, rất nhiều người bị nhiễm giun lươn nhưng nhầm lẫn sang bệnh khác vì thế đi khám nhiều nơi không ra bệnh. Ảnh: Lê Phương.

Bác sĩ Trần Huy Thọ cho biết, rất nhiều người bị nhiễm giun lươn nhưng nhầm lẫn sang bệnh khác vì thế đi khám nhiều nơi không ra bệnh. Ảnh: Lê Phương.

Bác sĩ Thọ cho biết, nhiễm giun lươn điều trị không khó khăn, nhất là trường hợp phát hiện sớm. Tuy nhiên, đa số các ca bệnh đều đện viện trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng trong một thời gian dài, đi khám ở nhiều nơi, suy kiệt cơ thể nên việc điều trị khó khăn hơn. “Bệnh điều trị không khó, nhưng không phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm, thậm chí là gây tử vong”, bác sĩ Thọ cảnh báo.

Theo vị bác sĩ này, khi nhiễm giun lươn, người bệnh thường gặp các chứng rối loạn tiêu hóa, nên thường bị nhầm lẫn với bệnh tiêu hóa, trong đó có cả ung thư. Thực chất, giun lươn là loại giun tròn ký sinh trong ruột, đi vào cơ thể qua đường ăn uống. Để phòng giun lươn nói riêng và các loại ký sinh trùng khác nói chung, vấn đề ăn chín, uống sôi và vệ sinh sạch sẽ là rất quan trọng.

Ngoài ra, khi thấy xuất hiện thường xuyên các triệu chứng như mệt mỏi, ăn kém, ăn vào hay nôn, đi ngoài phân lỏng nên đến các cơ sở y tế thăm khám và cần nghĩ đến khả năng bị nhiễm ký sinh trùng giun lươn, tránh để tình hình diễn biến xấu như trường hợp trên.

* Tên bệnh nhân trong bài đã được thay đổi

Xuất hiện clip lòng trắng trứng gà nghi bị nhiễm giun sán và nhận định của chuyên gia
Theo các chuyên gia rất khó để khẳng định rằng trong lòng trắng trứng có giun sán, để khẳng định được thì phải tiến hành xét nghiệm.

Thực phẩm phòng bệnh

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh ly kỳ