Sau mỗi kỳ thi, nhiều trẻ bị áp lực tâm lý, thậm chí có trường hợp tự hại bản thân vì điểm số không được như mong đợi.
ThS.BS Nguyễn Viết Chung có nhiều năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh về tâm lý, thần kinh, đặc biệt là các rối loạn lo âu, ám ảnh,...
Sau khi kết thúc kỳ thi vào lớp 10 và THPT Quốc gia, giờ là lúc thí sinh “nín thở” chờ điểm số, cũng như cân nhắc về việc lựa chọn nguyện vọng phù hợp. Không ít thí sinh, khi có kết quả bất ý, đã bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề, thậm chí còn có hành vi nguy hiểm.
Mới đây nhất, một nam sinh ở Hà Nội đã nhảy cầu tự tự sau khi biết kết quả thi vào lớp 10. May mắn, trường hợp này đã được phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời nên không ảnh hưởng đến tính mạng.
Th.BS Nguyễn Viết Chung, Trưởng khoa Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện E) cho biết, năm nào sau các kỳ thi số trẻ bị rối loạn tâm thần đến khoa điều trị cũng tăng lên. Mới đây nhất, một nam sinh không dám về nhà, dùng dao tự sát, nhưng được phát hiện và đưa đi cấp cứu, sau đó chuyển tới khoa Tâm thần để điều trị rối loạn cảm xúc.
Rất nhiều trường hợp tự tử vì kết quả thi không được như mong đợi. Ảnh minh họa.
Trường hợp khác là một nữ sinh lớp 12, buồn chán vì làm bài không như mong muốn trong kỳ thi THPT Quốc gia nên đã mua thuốc ngủ về định uống. Gia đình khi phát hiện bất thường đã ngăn chặn và đưa con đi khám. Bác sĩ Chung cho biết, sau một thời gian điều trị, nữ sinh đã ổn định và trở lại cuộc sống bình thường.
Theo bác sĩ, trong các trường hợp trên, các em đều đã phải chịu áp lực học tập rất lớn và nó tích tụ từ nhiều năm trước đó, cộng với kỳ vọng quá cao của cha mẹ nên tác động tới tâm lý. “Thực chất điểm số trong kỳ thi chỉ là “giọt nước tràn ly” để bùng phát những rối loạn tâm lý, còn mầm mống bệnh đã có từ trước, trong suốt quá trình học tập”, bác sĩ Chung chia sẻ.
Bác sĩ phân tích, khi kết quả làm bài, điểm số thi không được như mong muốn, trẻ có thể có các phản ứng cấp như stress, lo âu, mất ngủ, suy nhược thần kinh. Trường hợp nặng hơn, trẻ sẽ có những rối loạn trầm cảm, thậm chí tìm cách tự hại mình. Đặc biệt, với những trẻ tìm đến chất kích thích thì những dấu hiệu càng trầm trọng.
Bác sĩ Chung cho rằng, những áp lực học tập với trẻ đã âm ỉ từ lâu, kết quả thi chỉ là giọt nước tràn ly để bệnh bùng phát. Ảnh minh họa.
Bác sĩ cho rằng, sự quan tâm của gia đình, nhà trường và cả xã hội là điều rất quan trọng, giúp trẻ gỡ rối khi bị điểm số thấp, không như kỳ vọng. Theo đó, chính bố mẹ, thầy cô phải xác định rõ năng lực của trẻ để không đặt kỳ vọng quá cao. Hơn nữa, sau khi trẻ thi xong, tránh hỏi về kết quả, điểm số để trẻ không bị quá căng thẳng, stress. Tuyệt đối không so sánh kết quả với bạn bè cùng thi, đồng thời, cần tư vấn và hỗ trợ trẻ biết chấp nhận dù điểm số thế nào, định hướng trẻ những cơ hội khác để trẻ cân bằng và ổn định tâm lý.
Điều quan trọng nhất là quan tâm, quan sát con ngay sau kỳ thi, từ đó nhận thấy dấu hiệu bất thường để đưa đi khám sớm.
Để nhận biết trẻ có áp lực điểm số sau mỗi kỳ thi, phụ huynh cần lưu ý những điều sau:
- Về tính cách: Nếu thấy con bỗng trở nên trầm tính, buồn vô cớ, hay khóc, thích ở một mình… là phản ứng thu rút khỏi cuộc sống. Đây là hệ quả của stress, rối loạn lo âu khiến trẻ muốn trốn tránh.
- Bất an, bồn chồn: Ở một số trẻ sẽ có triệu chứng bồn chồn, bất an, đi lại nhiều, đứng ngồi không yên. Điều này chứng tỏ trẻ đang ở trong trạng thái lo âu.
- Mất ngủ, mệt mỏi: Một số trường hợp trẻ xuất hiện rối loạn giấc ngủ. Trẻ có thể than phiền hay đau đầu mệt mỏi, chán ăn…
Tin liên quan
Nam thanh nữ tú mắc hội chứng cổ rùa vì được cha mẹ nuông chiều cho làm điều này, nhất là vào dịp hè
Nhiều năm qua Yến được mẹ chiều chuộng hết mức, cứ mỗi khi đạt danh hiệu trong học tập mẹ lại đổi điện thoại, ipad và cho sử dụng thường...
Do môi trường sống gần nguồn nước bẩn hoặc bùn đất mà nhiều loại rau củ dễ bị nhiễm ký sinh trùng. Khi không được chế biến, bảo quản đúng...
Có cơ thể cường tráng, anh Hải rất bất ngờ khi bác sĩ thông báo mình bị vô sinh và nguyên nhân đến từ sự chủ quan khi anh mắc căn bệnh từ...
Bé gái 9 tháng tuổi tím tái, được đưa đi bệnh viện và tử vong. Gia đình cho rằng có liên quan đến người tự xưng bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2...
Tin bài cùng chủ đề Mental Health
Nếu gần đây bạn tăng hoặc giảm cân dù không cố gắng thay đổi cách ăn uống, hoặc dễ cáu gắt, sợ bị người khác chỉ trích, có thể bạn đang bị rối loạn lo âu và cần được hỗ trợ.