Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người thường hay sử dụng thịt bò nhiều hơn là thịt trâu khi chế biến các món ăn. Vậy thực tế, loại thịt nào tốt và mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng hơn?
Nguyên cán bộ Viện công nghệ sinh học và thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thịt trâu và thịt bò đều được xếp vào nhóm thịt đỏ và là nguồn thực phẩm có sẵn tại Việt Nam. Trong đời sống ẩm thực, thịt bò được sử dụng đại trà hơn thịt trâu và cũng được chế biến thành nhiều món từ bình dân, đến cao cấp. Vậy có phải vì thịt bò có nhiều giá trị dinh dưỡng hơn nên đắt và được sử dụng nhiều hơn thịt trâu?
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, nhìn một cách tổng thể thì giá trị dinh dưỡng của thịt trâu và thịt bò ngang bằng nhau, sự chênh lệch không đáng kể. Theo bảng thành phần dinh dưỡng Việt Nam (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), trong 100 g thịt bò loại ngon (loại 1) có: Năng lượng 118 kcal; Protein 21 g; Lipit 3,8 gam; Canxi 12 mg; Sắt 3,10 mg; Photpho 226 mg; Kali 3,78 mg...
Còn trong 100 g thịt thăn trâu (tương đương trâu ngon, loại 1) có: Năng lượng 121 kcal; Protein 22,8 g; Lipit 3,3 g; Canxi 26 mg; Sắt 3,30 mg; Photpho 165 mg...
Giá trị dinh dưỡng của thịt trâu không hề thua kém thịt bò nhưng ít người mua loại thịt này hơn. (Ảnh minh họa)
Không chỉ thịt mà ngay cả sữa, bác sĩ Hưng cũng cho rằng giá trị dinh dưỡng của sữa trâu cũng không thua kém gì so với sữa bò. Tuy nhiên, do nhiều người có sở thích ăn thịt bò hơn nên giá các sản phẩm từ bò thường cao hơn so với trâu. Đó cũng chính là lý do thịt bò được làm giả nhiều hơn thịt trâu.
“Về cấu tạo của thịt, thịt bò thường có màu đỏ, thớ thịt mịn và dai, mỡ màu vàng và có mùi đặc trưng. Còn thịt trâu màu sậm hơn, thớ thịt to, mỡ trắng, và không có mùi rõ rệt. Đó cũng là lý do nhiều người thích ăn thịt bò hơn thịt trâu”, bác sĩ Hưng chia sẻ.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Chuyên gia về Công nghệ thực phẩm cho biết, sở dĩ thịt bò phổ biến hơn thịt trâu không phải là do vượt trội về thành phần dinh dưỡng, mà do bò được giết mổ nhiều hơn, dễ ăn hơn thịt trâu. “Trước đây con trâu là đầu cơ nghiệp, có giá trị trong lao động nông nghiệp nên nó chỉ được giết mổ khi già yếu, vì thế thịt ăn dai, khó ăn nên mọi người nghĩ rằng thịt trâu không ngon bằng thịt bò", PGS Thịnh lý giải.
Theo PGS Thịnh, dù thịt trâu và thịt bò đều giàu dinh dưỡng nhưng mọi người không ăn nhiều vì chúng được xếp vào nhóm thịt đỏ, không tốt đối cho một số người mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, thừa cân béo phì, rối loạn mỡ máu, gout…
Thịt bò được xếp vào nhóm thịt đỏ nên mọi người cần hạn chết sử dụng, nhất là người bị rối loạn chuyển hóa.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng cũng khuyến cáo, người bình thường không nên ăn quá 300 - 500 g thịt đỏ/tuần (trong đó có thịt trâu, bò). Trong 500 g đó cũng không nên dồn ăn hết vào trong một lần, mà nên chia đều thành 2-3 bữa/tuần. Loại thịt này cũng không nên ăn vào buổi tối, nhất là người có hệ tiêu hóa kém, vì dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Đối với thông tin cho rằng, lấy thịt trâu giả làm thịt bò để bán giá cao hơn, PGS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, điều này không đáng ngại vì giá trị dinh dưỡng hai loại tương đương nhau, giá bán hiện nay cũng vậy.
“Điều đáng lo nhất là tiểu thương lấy thịt lợn nái xề giả làm thịt bò, thịt trâu. Vì thế khi mua mọi người cần lựa chọn kỹ lưỡng. Nếu chỉ ngửi mùi thì rất khó phát hiện nếu người bán dùng tiết trâu, bò để “nhuộm” màu cho thịt lợn vì cũng có thể tạo mùi đặc trưng. Tốt nhất, nên dùng khăn, giấy ướt hoặc chai nước lọc dội nhẹ lên miếng thịt, nếu thịt bò giả sẽ bay màu ngay. Còn thịt bò hay trâu thật sẽ giữ nguyên màu đỏ hoặc sẫm”, PGS Thịnh chỉ dẫn.
Tin liên quan
Không chỉ giàu dinh dưỡng mà tác dụng của thịt ếch còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt giúp giảm cân, tăng tuổi thọ.
Theo các chuyên gia, thói quen đi bộ mất tập trung tác động tiêu cực đến cơ thể và não bộ, từ tốc độ đi, tư thế, cho đến khả năng nhận thức.
Bộ phận này của lợn không chỉ có thể chế biến thành nhiều món ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng rất cao.
Chúng ta đều biết chế độ ăn uống nên kết hợp giữa thịt và rau củ quả, cân bằng về mặt dinh dưỡng. Tuy nhiên, có một loại nguyên liệu là thực...
Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm
Cà tím có thể gây dị ứng. Dị ứng cà tím rất hiếm nhưng vẫn xảy ra với các dấu hiệu phát ban, sưng tấy và khó thở... Nếu không được cấp cứu kịp thời có nguy cơ đe dọa tính mạng.