Là thực vật nhưng “đánh bại” thịt lợn, thịt bò, không chỉ ngon còn giúp ngừa ung thư, sống thọ

HÀ VŨ. - Ngày 01/06/2022 06:45 AM (GMT+7)

Chúng ta đều biết chế độ ăn uống nên kết hợp giữa thịt và rau củ quả, cân bằng về mặt dinh dưỡng. Tuy nhiên, có một loại nguyên liệu là thực vật có hàm lượng dinh dưỡng không khác gì thịt, cá, giúp bảo vệ sức khỏe, ngừa bệnh tật, mọi người nên ăn nhiều.

Loại thực phẩm đó chính là nấm. Họ nhà nấm có nhiều loại, mỗi loại có những ưu điểm riêng. Tuy nhiên, vào mùa hè, loại thích hợp ăn nhất là nấm sò. So với các loại nấm khác thì nấm sò có hàm lượng dinh dưỡng quý giá, với các thành phần được ví như “kháng sinh tự nhiên”.

Nấm sò còn được gọi là nấm bào ngư. Vào thời nhà Đường và nhà Tống, nấm sò thuộc về nhóm các món ăn chuyên dành cho các vua chúa. Hiện tại, nấm sò là thực phẩm được nhiều gia đình sử dụng chế biến các món ăn, giá thành cũng khá rẻ.

Nấm sò chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)

Nấm sò chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng nấm sò có chức năng thư giãn gân cốt, hoạt huyết bổ tỳ, bồi bổ dạ dày. Y học hiện đại rất coi trọng giá trị dinh dưỡng của nấm sò. Loại nấm này chứa nhiều protein, vitamin và các axit amin có nguồn gốc thực vật, dễ hấp thụ. Đặc biệt, hàm lượng đạm lên tới 33 đến 43%, nấm sò có thể thay thế hoàn toàn lượng đạm từ thịt, cá… Bởi vậy, nấm sò được gọi là “thịt sạch”, cung cấp protein chủ yếu trong các bữa ăn hàng ngày.

Tác dụng của nấm sò

1. Kháng khuẩn chống viêm

Vào đầu mùa hè, nhiệt độ tăng cao và vi khuẩn hoạt động mạnh hơn, bạn nên ăn một số thực phẩm có lợi cho việc kháng khuẩn. Trong nấm sò có chứa một hoạt chất là “oysterin”, có tác dụng ức chế mạnh các vi khuẩn gram dương, vi khuẩn mycobacteria. Chất ribose trong nấm có thể giúp ức chế sự sinh sôi của vi rút và có tác dụng phòng ngừa tốt các bệnh như cúm và viêm dạ dày mãn tính.

2. Tăng cường khả năng miễn dịch

Nấm sò chứa nhiều các axit amin rất có lợi cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Nấm sò chứa nhiều các axit amin rất có lợi cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Cơ thể con người có hơn 20 loại axit amin cần thiết, góp mặt trong nhiều chức năng quan trọng, trong đó không thể thiếu việc tăng cường sức đề kháng. Hàm lượng axit amin trong thịt bò cao nhưng giá thành đắt, nên ăn nấm sò để thay thế thịt bò là một lựa chọn hợp lý.

Nấm sò giàu axit amin hơn sữa, thịt nạc và cá. Theo nghiên cứu, hàm lượng protein khô của nấm sò khoảng 34%, gấp 2,6 lần so với trứng, 4 lần so với thịt lợn và 15 lần so với rau chân vịt.

Nấm sò cũng rất giàu polysaccharid có tính axit và selen, được mệnh danh là “vua chống ung thư”, không chỉ giúp cải thiện khả năng miễn dịch mà còn hỗ trợ ngăn ngừa các khối u.

3. Tốt cho tiêu hóa và dạ dày

Nấm sò có chứa các enzym tiêu hóa kích thích axit trong dạ dày và giúp tiêu hóa thức ăn thuận lợi. Nó chứa polysaccharid, selen… có tác dụng bảo vệ niêm mạc, nuôi dưỡng và ngăn ngừa ung thư dạ dày .

4. Hỗ trợ giảm cân

Những người muốn giảm cân thì nên bổ sung nấm sò vào bữa ăn hàng ngày. (Ảnh minh họa)

Những người muốn giảm cân thì nên bổ sung nấm sò vào bữa ăn hàng ngày. (Ảnh minh họa)

Cao huyết áp, mỡ máu cao và tiểu đường là thủ phạm chính gây nguy hiểm đến sức khỏe của người trung niên và người cao tuổi. Nấm sò có tác dụng hạ đường huyết và cholesterol, đồng thời hỗ trợ phòng và chữa sỏi đường tiết niệu.

Nấm sò cũng chứa taurine và các thành phần khác giúp hòa tan cholesterol và giảm sự hấp thụ lipid của cơ thể. Cellulose, lignin và các thành phần khác trong nấm sò cũng có thể giúp loại bỏ cholesterol.

Ngoài ra, nấm sò chứa nhiều chất đạm và ít chất béo, có thể gọi là “thịt chay không mỡ”, rất thích hợp cho người giảm cân.

5. Tăng cường chức năng não

Nấm sò rất giàu niacin (vitamin B3), một chất dinh dưỡng quan trọng đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức do tuổi già.

6. Bảo vệ da

Muốn bảo vệ da thì ăn nấm sò cũng là một cách hữu hiệu. (Ảnh minh họa)

Muốn bảo vệ da thì ăn nấm sò cũng là một cách hữu hiệu. (Ảnh minh họa)

Vitamin B3 ở dạng niacinamide giúp làm sạch mụn trứng cá khi được bôi tại chỗ trên da. Niacin hỗ trợ trong việc giảm bùng phát, viêm da, đỏ và kích ứng. Nó cũng giúp điều trị u hạt annulare và pemphigoid bullous - là một bệnh ngoài da làm phồng rộp da, gây đau và nhiễm trùng.

7. Giảm đau lưng dưới

Y học cổ truyền Trung Quốc ghi lại rằng nấm sò có tác dụng ngừa cảm lạnh, thư giãn gân cốt, hoạt huyết thông kinh, chữa được các chứng như đau thắt lưng và chân, tê tay chân, thông kinh lạc. Ăn nhiều nấm sò, cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh hơn.

Tác dụng phụ của nấm sò:

Những người bị dị ứng với nấm và các loại nấm mốc nên tránh ăn nấm sò. Ngoài ra, nấm sò chứa một lượng nhỏ arabitol, một loại đường cồn có thể gây rối loạn tiêu hóa ở một số người. Một báo cáo trên Tạp chí European Respiratory đã mô tả trường hợp một công nhân trồng nấm tiếp xúc với nấm sò bị đau khớp, sốt, ớn lạnh và phát ban trên da.

Nấm sò thường được bán ở dạng tươi, khô và đóng hộp, có thể được cho thêm vào các món ăn yêu thích của bạn.

Bác sĩ dinh dưỡng khuyên: Ăn nấm có thể ngừa ung thư nhưng không ăn thay thịt, cá
Theo các chuyên gia, nấm là loại thức ăn thường được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như ngừa ung thư,...

HÀ VŨ. Dịch từ Nanmuxuan
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe