Tôi làm việc vì cái tâm còn bệnh nhân có cảm ơn hay không cũng không quá quan trọng. Đôi khi chỉ là những viết cảm ơn bằng tấm thiệp hay review trên mạng xã hội tôi thật sự rất trân trọng.
Chuyên môn: Sản phụ khoa
Nơi công tác: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Khi mang bầu và sinh nở, mẹ bầu nào cũng biết có rất nhiều mối đe dọa tới thai kỳ và hành trình vượt cạn. Bởi vậy, các thai phụ đều muốn lựa chọn một bác sĩ sản khoa mát tay, chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm và tận tình để hỗ trợ suốt quá trình thăm khám và tư vấn, chia sẻ kịp thời.
Và bác sĩ Nguyễn Trung Đạo, Khoa sản bệnh A4, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là một bác sĩ đã và đang nhận được nhiều sự tín nhiệm của các mẹ bầu ở khu vực Hà Nội như thế. Cùng lắng nghe cuộc trò chuyện của nam bác sĩ sản khoa thẳng thắn nhưng cũng đầy tâm huyết với nghề này.
Chào nam bác sĩ sản khoa Nguyễn Trung Đạo. Là một bác sĩ sản khoa trẻ, cơ duyên nào khiến anh quyết định đến và gắn bó với nghề này?
Tôi đến với nghề bác sĩ sản khoa như 1 cái duyên. Cái ngày mà tôi quyết định chọn nghề này tôi vẫn nhớ như in trên chuyến xe bus hôm đó tôi đi. Tôi đã tận mắt chứng kiến một sản phụ chuyển dạ vỡ ối ngay trên xe, nhìn chị hốt hoảng ánh mắt cầu cứu, tôi đã ước giá như mình có thể làm điều gì đó cho chị. Cũng may bác tài đã đánh lái đưa thẳng chị đến bệnh viện gần đó.
Về đến nhà trong đầu tôi không ngừng suy nghĩ về ánh mắt đó và đó chính là động lực khiến tôi chuyển ngành sang bác sĩ sản khoa khi đang là chàng sinh viên năm nhất của Đại Học Bách khoa Hà Nội.
Hàng ngày tại bệnh viện và phòng khám, anh được tiếp xúc với rất nhiều bà bầu? Anh thường tiếp cận và giúp đỡ các khách hàng đặc biệt ấy ra sao?
Bệnh viện phụ sản Hà Nội (BVPSHN) là nơi đón biết bao thiên thần nhỏ chào đời niềm vui rất nhiều nhưng bên cạnh đó có cả những giọt nước mắt, những nỗi buồn vì có những đứa trẻ không may mắn.
Công tác tại khoa sản bệnh A4 của BVPSHN thấu hiểu được những lo lắng, nguy cơ mà mẹ bầu có thể gặp phải trong thai kỳ, tôi luôn cố gắng giải đáp các thắc mắc của các mẹ mọi giờ giấc, thăm khám đưa ra phác đồ điều trị làm sao hiệu quả tốt nhất cho các sản phụ để họ có thể mẹ tròn con vuông.
Diễn biến một ca mổ đẻ cho tới tận lúc mẹ tròn cong vuông, bác sĩ thường phải trải qua những căng thẳng và áp lực nào?
Tất cả các ca sinh mổ được chia thành 2 thì quan trọng: Thì đầu tiên của ca sinh mổ là đưa thai nhi ra khỏi tử cung và thì thứ hai là đóng lại vết mổ (đóng tử cung và ổ bụng).
Trước hết cần phải nắm vững thời gian, chú ý đến tốc độ cuộc mổ, không thực hiện các thao tác không cần thiết. Các động tác thừa, thô bạo cần tránh hết sức có thể để đảm bảo thời gian mổ không kéo dài, quá trình hồi phục nhanh chóng.
Trong thì khâu lại vết mổ, bác sĩ phải tiên lượng được lượng máu mất cũng như tình trạng co hồi tử cung. Điều này rất quan trọng vì khâu không nhanh và không chính xác, có thể làm máu mất nhiều, tụ máu....
Bác sĩ sẽ cần kiểm soát tốc độ khâu chặt chẽ, sử dụng thuốc tăng co bóp tử cung hợp lý để máu không chảy ra thêm cũng như không có những thao tác thừa là những việc cần lưu ý để rút ngắn tối đa thời gian.
Tuy vậy nhưng mọi áp lực của bác sĩ sản khoa đều tan biến khi nghe tiếng con khóc chào đời, khi thấy những giọt nước mắt của sản phụ rơi phút chào mừng con đã đến với thế giới này.
Trong những khoảnh khắc cấp cứu sản khoa, sản phụ và con sơ sinh phải đối mặt với sinh tử, chỉ cần chậm 1 phút là có thể phải đối mặt với biến chứng và thậm chí tử vong. Trước những khoảnh khắc ngặt nghèo đó, bác sĩ thường phải xử lý thế nào?
Trong những khoảnh khắc cấp cứu sản khoa, sản phụ và con sơ sinh phải đối mặt với sinh tử, chỉ cần chậm 1 phút là có thể phải đối mặt với biến chứng và thậm chí tử vong.
Trước những khoảnh khắc ngặt nghèo đó tôi phải giữ bình tĩnh, mọi thao tác thực hiện cần phải nhanh chóng và chính xác tuyệt đối, phối hợp nhịp nhàng cùng ekip mổ khi đứng trước ranh giới và sự lựa chọn để giữ lấy sinh mạng cho không chỉ một người mà là hai mẹ con sản phụ.
Là một bác sĩ được nhiều chị em và các gia đình trẻ tin tưởng, gửi gắm suốt thai kỳ để mẹ tròn con vuông, hỏi thật anh sợ nhất điều gì? Bản thân anh có những nguyên tắc riêng trong công việc ra sao?
Thực tế có nhiều sản phụ khi thấy tôi đều thấy hơi ngại vì “nhìn bác sĩ trẻ quá”. Họ sợ bác sĩ “non kinh nghiệm”. Nhưng khi tiếp xúc với tôi họ lại thay đổi những suy nghĩ đó.
Đến nay tôi cũng không nhớ rõ là đã đón đầu bao nhiêu thiên thần nhỏ chào đời nữa. Có nhiều hôm tôi đi đỡ đẻ cho sản phụ khiến các mẹ phải chờ để khám khá lâu, nhưng tôi đều nhận được sự thông cảm của mọi người, vui vẻ chờ đợi - tôi vui lắm.
Còn nguyên tắc làm việc của tôi khi mình là bác sĩ là “Luôn sẵn sàng vì các sản phụ”.
Thu nhập của bác sĩ, người ta hay nhắc đến “phong bì”? Vậy với anh, anh có từng nhận phong bì hay quà cảm ơn của các sản phụ không?
Tôi chia sẻ thẳng thắn, bác sĩ làm tốt họ mới cảm ơn. Có rất nhiều bệnh nhân đến cảm ơn tôi đôi khi là quả trứng, quả mít, bao gạo, hộp thạch hay cái bánh trưng…. Đều là quà quê mà họ đi xe hàng giờ đồng hồ để mang xuống, không nhận họ lại bảo tôi “chê”.
Tôi làm việc vì cái tâm còn bệnh nhân có cảm ơn hay không cũng không quá quan trọng. Đôi khi bệnh nhân cảm ơn bằng tấm thiệp hay review trên mạng xã hội tôi thật sự rất trân trọng.
Cả xã hội kháo nhau: Làm bác sĩ sản phụ khoa thì hái ra tiền? Anh nghĩ sao về điều này và với anh điều này có đúng?
Câu chuyện về thu nhập tôi không quá quan tâm, bác sĩ thì cũng như mọi người thôi, đồng tiền kiếm ra xứng đáng với công sức mình bỏ ra. Tất nhiên ngành nào cũng có những áp lực riêng, tôi hay nói đùa với các em của mình “Đây là tiền anh bán sức khỏe đấy”.
Nhưng nếu làm bác sĩ chỉ để giàu, tôi khẳng định không có. Không có kiến thức, không có sức khỏe sẽ không làm việc được.
Cảm ơn bác sĩ về cuộc trò chuyện này, chúc anh luôn có nhiều sức khỏe, nhiệt huyết để giúp nhiều sản phụ mẹ tròn con vuông!
Tin liên quan
Lần đi đẻ này có lẽ tôi sẽ khó mà quên được. Bởi vì nhờ thế mà tôi mới nhận ra mình may mắn cỡ nào nhưng trước nay lại không hề biết.
Trong vô vàn câu chuyện sinh nở, mỗi bà mẹ lại có một trải nghiệm hoàn toàn khác nhau. Không phải kỷ niệm nào cũng toàn những đau đớn, lo...
Suốt 12 năm qua, người phụ nữ này đã bị sảy thai 13 lần nhưng cô vẫn nỗ lực mang thai và cuối cùng quả ngọt đã đến khi sinh con ở tuổi 32.
“Con cái là lộc trời cho”, chính vì thế, khi em bé xuất hiện, dù biết bản thân sẽ vất vả, thậm chí có thể gặp nguy hiểm nhưng những sao Việt...
Tin bài cùng chủ đề Chân dung bác sĩ sản khoa
Hơn 3 thập kỷ gắn bó với ngành thụ tinh ống nghiệm (IVF), PGS Lê Hoàng gọi tên cảm xúc nghề nghiệp lạ kỳ như thế…