Nghe chồng đùng đùng bắt vợ đi xét nghiệm AND khi đang mang thai ở tuần thứ 8, tôi không nén nổi cơn giận.
Lý do mà chồng tôi đưa ra thực sự rất “ối giời ôi”. Chỉ vì nghe một người bạn đã từng biết tôi từ thời sinh viên mà vội vã kết luận “ngày xưa vợ ông ăn chơi lắm, không đi xét nghiệm khéo nuôi con tu hú trong nhà”.
Chuyện kể ra khá dài dòng, tôi với chồng kết hôn khá chóng vánh. Chúng tôi gặp nhau trong một chuyến du lịch chung của nhóm bạn. Bạn tôi rủ anh đi phượt cùng cho có đôi có cặp. Anh đèo tôi và tình cảm cũng nảy sinh sau chuyến đi đó.
Lúc chuẩn bị tổ chức đám cưới, tôi đã biết tin mình mang thai. (Ảnh minh họa)
Khoảng 3 tháng sau, thấy hai bên trò chuyện hợp, gia cảnh lại tương đồng và đặc biệt cũng đến tuổi cả hai bên gia đình cùng giục nên chúng tôi quyết định làm đám cưới luôn. Nhiều người cũng hỏi anh hay tôi đã tìm hiểu kỹ chưa vì 3 tháng là khoảng thời gian khá chóng vánh. Nhưng chúng tôi có cùng quan điểm tin tưởng lẫn nhau và tin vào tình cảm của mình.
Lúc chuẩn bị tổ chức đám cưới, tôi đã biết tin mình mang thai. Nhưng lúc đó thai nhi mới được 5 tuần tuổi nên tôi chưa có cảm nhận gì khác biệt lắm trong cơ thể. Tôi vẫn lo cho đám cưới của mình chu đáo mà không hề thấy mệt mỏi.
Sau đám cưới, vợ chồng tôi có những ngày hạnh phúc khi tíu tít với cuộc sống hôn nhân và đứa trẻ đang hình thành trong bụng. Anh cũng tỏ rõ là một người đàn ông có trách nhiệm, luôn chăm sóc cho vợ cẩn thận từng chút một.
Tuần trước, chồng tôi có hẹn đi họp lớp cùng nhóm bạn. Vì bắt đầu vào giai đoạn nghén ngẩm nên tôi chẳng thiết “bám càng” chồng đi như mọi lần, thay vào đó tôi nằm nhà cho thoải mái và thư giãn. Chẳng hiểu chồng đi ăn nhậu thế nào đến tối mới mò về nhà, thái độ thay đổi hẳn không giống như mọi ngày.
Anh chẳng nói năng gì, nằm dài trên ghế, tôi nấu cơm mời cũng chẳng buồn ra ăn. Vì trong người khó chịu nên tôi khá nóng tính, tôi có quát nhẹ chồng: “vợ bầu bí mệt mỏi còn phải vào bếp nấu cơm, nấu xong dọn ra thì chồng chê, hay anh nhậu chán rồi không buồn ăn cơm nhà nữa?”.
Không một lời đáp, tôi tức quá đi lại véo tay chồng, tự dưng anh nổi khùng ngồi dậy. “Thôi cô để tôi yên đi, tôi quá thất vọng về cô”, nghe xong tôi chẳng hiểu đầu đuôi thế nào, liền bảo: “Anh hay nhỉ, tự dưng đi chơi về lên giọng với vợ, rốt cuộc anh làm sao?”.
“Tôi đi họp lớp đến muối mặt, có người nói cô ngày xưa ăn chơi lắm, thời sinh viên cặp kè hết anh này đến anh kia, người ta còn khuyên tôi đi xét nghiệm AND xem có phải con tôi không kia kìa”, chồng tôi nói.
Tôi cảm thấy khó hiểu thực sự, không biết ai quen tôi, ai lại nói về tôi với lời lẽ cay nghiệt như thế? Tôi gặng hỏi nhưng nhất định anh không nói. Quả thực, thời học đại học tôi là cô gái khá cá tính. Vì đi làm từ sớm nên tôi có nhiều mối quan hệ và hơn nữa có tiền để phục vụ cho nhu cầu từ trang phục đến mỹ phẩm của bản thân. So với bạn bè cùng trang lứa, tôi có phần nổi bật hơn cả.
Thế nhưng tôi không phải là người sống buông thả. Tôi có một mối tình thời đại học nhưng cũng đã chia tay khá lâu trước khi gặp chồng. Tôi cảm thấy mình chẳng có gì phải hổ thẹn vì quá khứ từng bị đồn “ăn chơi” như chồng tôi vừa nói.
Nếu làm xét nghiệm ADN thời điểm này, tôi có thể làm được, nhưng điều đó để chứng tỏ gì? (Ảnh minh họa)
Thế nhưng, điều khiến tôi thất vọng hơn cả đó chính là suy nghĩ hiện tại của anh. Những tưởng tình cảm của chúng tôi dành cho nhau rất lớn, tưởng chừng cả hai rất “tâm đầu ý hợp”, mà hiện tại, anh dội cho tôi một gáo nước lạnh không biết bao giờ mới ngóc đầu lên được.
Tôi băn khoăn không biết mình nên giải thích, làm rõ mọi chuyện với chồng hay để cho cả hai thời gian cùng suy nghĩ. Nếu làm xét nghiệm ADN khi thai mới được 8 tuần, tôi có thể làm được, nhưng điều đó để chứng tỏ gì? Chưa kể, tôi sẽ luôn cảm thấy có lỗi với chính đứa con của mình vì bố đẻ đã hoài nghi về nó.
Có thể xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh?
Xét nghiệm ADN quan hệ cha con trước khi sinh có thể xác định một người đàn ông có phải là bố thai nhi trước khi được sinh ra. Y khoa hiện đại ngày càng phát triển, ngoài việc siêu âm thai chính xác thì xét nghiệm ADN huyết thống cũng được thực hiện sớm.
Thời gian thực hiện xét nghiệm ADN huyết thống trong khi mang thai tùy thuộc vào loại xét nghiệm mà sản phụ chọn, nhưng nói chung có thể được thực hiện sớm nhất vào tuần thứ 8 mà không có bất kỳ rủi ro nào đối với mẹ hoặc em bé.
Sản phụ nên chọn loại xét nghiệm ADN trước khi sinh không xâm lấn để đảm bảo không có nguy cơ sảy thai hoặc bất kỳ rủi ro nào khác cho bản thân hoặc em bé đang phát triển. Các phương pháp xâm lấn đòi hỏi thai nhi phải phát triển hơn trước khi có thể được thực hiện.
- Xét nghiệm ADN trước sinh không xâm lấn NIPT: ADN được thu thập từ người mẹ và người cha cần xác định huyết thống. Sau đó ADN này sẽ được phân tích và so sánh với ADN của con được tìm thấy trong máu của mẹ.
- Chọc ối: Đây là xét nghiệm ADN xâm lấn được thực hiện vào khoảng tuần 14 đến tuần thứ 20. Thai phụ sẽ được chọc ối dưới hướng dẫn của siêu âm, nước ối sẽ được rút ra qua thành bụng bằng 1 cây kim rất nhỏ, sau đó mẫu nước ối này sẽ được thực hiện các xét nghiệm ADN.
Thông thường lượng nước ối cần lấy là 15- 30 ml. Cơ thể bạn sẽ tái tạo lại lượng nước ối được lấy ra và bé sẽ không bị thiếu ối sau khi thực hiện xét nghiệm. Một số sản phụ sẽ bị đau bụng nhẹ sau khi chọc ối, bác sĩ sẽ đưa thuốc uống và thai phụ nên nghỉ ngơi vào ngày chọc ối. Ngày hôm sau tình trạng đau bụng sẽ giảm.Tai biến và nguy cơ quan trọng nhất của chọc ối là có thể gây sẩy thai, vỡ ối, nhiễm trùng. Theo các nghiên cứu gần đây, nguy cơ sảy thai khi chọc ối là 1/500 (có nghĩa là cứ 500 sản phụ chọc ối sẽ có 1 người bị sẩy thai).
- Xét nghiệm sinh thiết gai nhau hay sinh thiết gai nhau: Xét nghiệm này được thực hiện từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 13. Sinh thiết gai nhau là lấy 1 ít mô bánh nhau từ tử cung. Mẫu gai nhau sẽ được lấy bằng kim hoặc ống thông qua đường bụng. Trong thủ thuật này, sản phụ sẽ được gây tê để giảm đau và bớt căng thẳng. Sau thủ thuật sản phụ có thể bị xuất huyết âm đạo nhẹ. Nguy cơ sẩy thai của thủ thuật khoảng 1/500.
Xét nghiệm huyết thống trước sinh có chính xác không?
Kết quả xét nghiệm ADN trước sinh không xâm lấn khác nhau, tùy thuộc vào mẫu chất lượng mẫu để xét nghiệm ADN huyết thống.
Hầu hết các kết quả từ kết quả NIPT là chính xác 99,9%. Độ chính xác của các xét nghiệm ADN chọc ối là chính xác khoảng 99% để kiểm tra thai nhi mắc Hội chứng Down và trisomy 18 và 98% cho các khuyết tật ống thần kinh. Xét nghiệm sinh thiết gai nhau hay sinh thiết gai nhau để phát hiện các rối loạn di truyền và bất thường với nhiễm sắc thể và có tỷ lệ chính xác cao từ 98 đến 99%.
Các chuyên gia cho rằng để xác định huyết thống của người con trước khi sinh, chọc dò nước ối để xét nghiệm ADN khả quan hơn. Bản chất của chọc ối là làm xuất huyết giữa mẹ và con và yếu tố duy nhất có thể gây nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi là người mẹ mang nhóm máu Rh. Nếu người mẹ mang nhóm máu này dễ bị sảy thai, thì không nên chọc ối.