Loại huyết áp cao nào nguy hiểm nhất?

MINH MINH - Ngày 25/11/2022 16:20 PM (GMT+7)

Huyết áp là một chỉ số phản ánh tình trạng sức khỏe nhưng nhiều người lại chủ quan không để ý, đến khi xảy ra vấn đề nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ mới vội lo lắng.

Ngày nay với sự tiến bộ của xã hội và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Những món ăn ngon, thú vui giải trí khiến nhiều người say mê mà quên đi việc phải chú ý tới sức khỏe.

Nhiều thói quen ăn uống và lối sống không lành mạnh có thể khiến chúng ta vui nhất thời nhưng lại kéo theo nhiều bệnh khác, trong đó tăng huyết áp là bệnh tương đối phổ biến và cần chú ý nhưng mọi người vẫn chủ quan.

Sự nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2000, toàn thế giới có 972 triệu người bị tăng huyết áp, ước tính con số này sẽ rơi vào khoảng 1,56 tỷ người vào năm 2025. Cứ trung bình 10 người lớn lại có 4 người bị tăng huyết áp.

Cũng theo WHO, mỗi năm có 17,5 triệu người trên toàn cầu chết vì các bệnh tim mạch, nhiều hơn gấp 4 lần tổng số người tử vong của 3 bệnh lý HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi. Trong đó, bệnh nhân tử vong vì tăng huyết áp và biến chứng của tăng huyết áp là hơn 7 triệu người.

Hội chứng tăng huyết áp được ví như kẻ giết người thầm lặng” có thể dẫn tới đột quỵ, suy tim. (Ảnh minh họa)

Hội chứng tăng huyết áp được ví như "kẻ giết người thầm lặng” có thể dẫn tới đột quỵ, suy tim. (Ảnh minh họa)

Hội chứng tăng huyết áp được ví như "kẻ giết người thầm lặng” và không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên những nguy hiểm do căn bệnh này mang lại không hề nhỏ như gây tổn thương động mạch và tĩnh mạch, làm giảm lưu lượng máu đi khắp cơ thể, có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, và suy tim.

Vì vậy, trong cuộc hàng ngày mọi người cần chú ý để sớm phát hiện ra những biểu hiện bất thường. Có 3 loại huyết áp dưới đây bạn nên đề phòng.

1. Tăng huyết áp vào buổi sáng

Nhiều người biết rằng mức huyết áp không cố định trong ngày. Trong 24 giờ của một ngày, huyết áp đo được ở mỗi khoảng thời gian là khác nhau.

Buổi sáng là thời điểm cơ thể con người tràn đầy năng lượng và ở trạng thái tốt nhất trong ngày. Sau một đêm cơ thể sửa chữa và giải độc, huyết áp đo được trong khoảng thời gian này tương đối ổn định. Nếu đo huyết áp vào buổi sáng và nhận thấy huyết áp tăng cao cần hết sức lưu ý. Vì huyết áp tăng cao vào buổi sáng dễ gây gánh nặng cho gan và thận. Và nó cũng sẽ làm tăng áp lực lên mạch máu và tim, trường hợp nặng sẽ dẫn đến ngừng tim. Do đó, nếu bạn bị huyết áp cao vào buổi sáng, bạn phải chú ý và đi khám kịp thời.

Buổi sáng nếu thấy huyết áp tăng cao cần chú ý đi khám sớm. (Ảnh minh họa)

Buổi sáng nếu thấy huyết áp tăng cao cần chú ý đi khám sớm. (Ảnh minh họa)

2. Tăng huyết áp với khoảng cách lớn giữa huyết áp tâm trương và tâm thu

Chênh lệch giữa huyết áp tâm trương và tâm thu còn được gọi là huyết áp hiệu số hay hiệu áp. Đây là chỉ số giúp các bác sĩ tiên đoán tình trạng tim mạch của người bệnh. Trong các trường hợp bình thường, hầu hết hiệu áp nằm trong khoảng 40-60mmHg. 

Hiệu áp có xu hướng ngày càng tăng ở những người lớn tuổi (thường sau độ tuổi 50). Hiệu áp từ60 mmHg trở lên là hiệu áp rộng. Áp lực mạch càng cao càng tăng nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim, đặc biệt ở nam giới. Nếu hiệu áp nhỏ hơn 40mmHg là hiệu áp hẹp. Áp lực mạch thấp cho thấy cung lượng tim giảm. 

Nếu cơ thể thường xuyên có sự chênh lệch huyết áp quá mức, nó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tim mạch và mạch máu não, lâu ngày khiến các mạch máu trong cơ thể con người luôn ở trạng thái căng cứng, tính đàn hồi của mạch máu cũng bị giảm sút. Về lâu dài dễ xảy ra tổn thương mạch máu, gây nguy hiểm đến tính mạng.

3. Tăng huyết áp không triệu chứng

Tăng huyết áp không có triệu chứng có thể ngấm ngầm phá hủy cơ thể. (Ảnh minh họa)

Tăng huyết áp không có triệu chứng có thể ngấm ngầm phá hủy cơ thể. (Ảnh minh họa)

Ngoài hai vấn đề trên, còn một điều khác mà mọi người thường hay bỏ qua, đó là tăng huyết áp không triệu chứng. Thông thường bệnh nhân tăng huyết áp sẽ gặp các biểu hiện như chóng mặt, hoa mắt, đau đầu... nhưng cũng có những trường hợp không thấy triệu chứng, đột ngột nhồi máu cơ tim, đột quỵ khi đến viện mới biết bị tăng huyết áp. Vì vậy, cơ thể sẽ bị phá hủy mà không biết, nên tăng huyết áp không triệu chứng cũng rất nguy hiểm.

Do đó, với những người thuộc diện có nguy cơ bị tăng huyết áp hoặc người cao tuổi nên chú ý kiểm tra huyết áp, không đợi đến lúc có triệu chứng cơ năng mới đo huyết áp. Nếu biết bệnh, phòng ngừa điều trị tốt thì giảm các biến cố tim mạch.

Uống 1 cốc sữa trước bữa ăn giảm huyết áp và giảm cân đều mỗi tháng
Theo nghiên cứu của Hiệp hội ngành sữa Nhật Bản, uống một cốc sữa trước bữa ăn sẽ có lợi cho sự trao đổi chất và giúp giảm cân.

Sống khỏe

Theo MINH MINH (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cao huyết áp