Đặc sản hương vị lạ chỉ có ở Tây Bắc, xưa nhà nghèo mới ăn nay được dân thành phố ưa chuộng

H.A - Ngày 28/07/2024 16:42 PM (GMT+7)

Đây từng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ vào những dịp lễ Tết của người dân Tây Bắc, mấy năy nay được người thành phố ưa chuộng, tìm mua về thưởng thức.

Những năm gần đây, trên chợ mạng có nhiều địa chỉ rao bán bánh trứng kiến mang hương vị đặc trưng của núi rừng khiến dân tình tò mò.

Theo tìm hiểu, bánh trứng kiến là đặc sản ở Tây Bắc như Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang... Đây là một món ăn không thể thiếu trong nhiều dịp lễ quan trọng của người dân nơi đây. Nguyên liệu chính của món này là trứng con kiến.

Nguyên liệu chính của món bánh trứng kiến là trứng của con kiến đen

Nguyên liệu chính của món bánh trứng kiến là trứng của con kiến đen

Để lấy trứng kiến, người dân thường lên rừng vào những ngày trời nắng đẹp, khô ráo, tìm những tổ kiến to, chắc trên ngọn cây cao để hạ xuống. Họ chỉ cần nhìn từ xa là đã biết tổ nào có trứng ngon, tổ nào không có trứng, tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công đoạn khai thác. Người dân địa phương cho biết kiến đen thường làm tổ trên cây nứa, găng.

Sau khi tìm thấy tổ kiến, người ta dùng dao chặt cành chứa tổ kiến, đưa ra chỗ thoáng, hứng rá xuống dưới tổ kiến rồi gõ cộc cộc vào tổ để kiến cùng trứng rơi hết xuống rá. Các bước này phải nhanh vì khi kiến trong tổ bị động, chúng sẽ ăn trứng kiến. Sau khi bắt xong, trứng kiến đem về sẽ dùng sàng để loại bỏ lá cây, bụi đất và xác kiến. Công đoạn sàng lọc này thường phải được làm thật nhẹ nhàng để tránh trứng kiến bị vỡ.

Bánh trứng kiến là đặc sản nổi tiếng ở Tây Bắc, mấy năm gần đây được người thành phố ưa chuộng vì có hương vị lạ lẫm

Bánh trứng kiến là đặc sản nổi tiếng ở Tây Bắc, mấy năm gần đây được người thành phố ưa chuộng vì có hương vị lạ lẫm

Trứng kiến chỉ có vào khoảng tháng 3, tháng 4 âm lịch hàng năm, đó là mùa kiến đen rừng bắt đầu đẻ trứng, vì thế món này chỉ có một thời điểm.

Chị Mai (ở Cao Bằng) chia sẻ: "Bánh trứng kiến được làm bằng bột nếp, trứng kiến trộn với các loại gia vị. Nếp phải chọn loại nếp nương ngon, có độ dẻo và thơm. Đem bột đi nhào mềm rồi cán mỏng. Nhân trứng kiến sơ chế sạch, xào qua cùng thịt lợn băm và hành khô. Nếu không sử dụng hết, trứng kiến có thể bảo quản ngăn đá tủ lạnh trong vòng khoảng 3 tháng".

Trên chợ mạng, cùng với nhiều loại đặc sản vùng cao, bánh trứng kiến được bán với giá khoảng 20.000-30.000 đồng/chiếc. Vì lạ và ngon nên chúng rất được ưa chuộng.

Bánh trứng kiến chỉ có một mùa trong năm

Bánh trứng kiến chỉ có một mùa trong năm

Chị Thanh (người bán đặc sản Tây Bắc trên chợ mạng) chia sẻ: "Hàng năm cứ khoảng tháng tháng 3, tháng 4 âm lịch, mình đều bán thêm bánh trứng kiến. Mùa trứng kiến mỗi năm chỉ có một lần nên muốn bán quanh năm cũng không được. Loại bánh này có thể ăn nóng hay nguội đều ngon, tùy theo khẩu vị và sở thích của mỗi người.

Một điều thú vị là lá để gói bánh trứng kiến cũng có thể ăn được. Nếu bánh được gói hai lớp lá, chỉ cần bóc bỏ lớp lá ngoài, bánh gói một lá cứ thế ăn trực tiếp luôn".

Nhiều người lần đầu nghe tên sẽ tỏ ra e dè, còn những người ăn quen sẽ thấy thích thú với âm thanh “nổ bôm bốp” trong khoang miệng khi cắn phần nhân ngập trứng kiến.

Người dân địa phương lưu ý, những người có tiền sử bị dị ứng với các món ăn có côn trùng cần cân nhắc, không nên thử món bánh này.

Loại quả xưa không ai biết, nay thành đặc sản nổi tiếng có hương vị lạ lẫm, giá đắt đỏ
Loại quả này có vị béo ngậy như khi ăn chiếc bánh kem, chắc chắn nhiều người chưa từng được ăn thử.

Đặc sản 4 phương

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương