10 câu hỏi cần tránh để không “mất điểm” trong giao tiếp

Nguyễn Hường - Ngày 22/04/2022 11:47 AM (GMT+7)

Bạn có thể không hàm ý điều gì khi đưa ra những câu hỏi này nhưng lại khiến đối phương cảm thấy không thoải mái, thậm chí là thấy bị tổn thương.

Nghe audio
0:00
0:00

Làm thế nào để biết một câu hỏi liệu có phù hợp hay không?

Khi cần thông tin, chúng ta đặt câu hỏi và mong nhận được câu trả lời. Tuy nhiên, đôi khi những câu hỏi mà chúng ta đưa ra lại vô tình can thiệp, xâm nhập quá đà vào đời tư của ai đó.

Chuyên gia trị liệu về mối quan hệ Sarah Epstein cho biết, nhiều người có thể nghĩ rằng mình đang trò chuyện lịch sự và đặt câu hỏi cho đối phương nhưng thực tế là họ đang xâm phạm sự riêng tư hoặc phán xét người khác. Đó cũng là một trong những lỗi xã giao phổ biến nhất mà mọi người mắc phải .

Vậy làm thế nào để bạn nhận ra sự khác biệt? Một nguyên tắc nhỏ chính là hãy nghĩ về tác động của lời nói thay vì chỉ nghĩ về thông tin bạn muốn tìm hiểu. Dưới đây là những câu hỏi mà người khôn khéo luôn biết cách tránh xa.

“Đáng yêu thế sao lại vẫn độc thân?”

10 câu hỏi cần tránh để không “mất điểm” trong giao tiếp - 1

Epstein nói rằng: “Những người lịch sự, chu đáo sẽ không hỏi về tình trạng mối quan hệ của một người vì họ biết đó có thể là một chủ đề nhạy cảm đối với người đó.”

Vấn đề khác trong câu hỏi này là từ “vẫn”, nó thể hiện sự phán xét trong câu hỏi mang tính cá nhân của bạn.

“Tại sao bạn vẫn chưa có con?”

Những người lịch sự không bao giờ hỏi về việc con cái của một người vì họ biết lựa chọn sinh con hay không của một người có thể là chủ đề rất nhạy cảm. Theo Epstein: “Những loại câu hỏi này dễ dẫn đến cảm giác bị tổn thương, đặc biệt là đối với những người đang phải chạy chữa chứng vô sinh hoặc những người đã chọn không sinh con nhưng liên tục phải chịu áp lực về quyết định của họ”.

“Trông cậu gầy thật đấy! Cậu giảm cân à?”

Đối với nhiều người, đây có thể là lời khen ngợi cho sự nỗ lực và chăm chỉ của họ nhưng đừng hỏi như vậy trừ khi bạn biết chắc chắn rằng người đó đang cố gắng giảm cân và họ đồng ý với việc bạn nhận xét về cơ thể của họ.

“Những người lịch sự tránh đặt ra câu hỏi hoặc bình luận về cân nặng của người khác. Những câu hỏi hời hợt đó hiếm khi mang đến những cuộc trò chuyện thú vị. Thêm vào đó, việc giảm cân có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm bệnh tật, rối loạn ăn uống, lo âu hay đau buồn”, Epstein nói.

“Sao mãi chưa cưới đi”

10 câu hỏi cần tránh để không “mất điểm” trong giao tiếp - 2

Jodi RR Smith, chuyên gia về nghi thức cho biết, ngay cả với những cặp đôi đã bên nhau nhiều năm, không phải tất cả các mối quan hệ đều dẫn đến hôn nhân và không phải tất cả họ đều muốn kết hôn.

“Những người duy nhất nên đặt ra câu hỏi này là người trong cuộc. Nếu bạn chỉ muốn có lý do để tham dự một bữa tiệc lớn, bạn nên tự tổ chức tiệc cho mình”, bà nói.

“Dạo này trông có vẻ khá nhỉ, lương được bao nhiêu thế”

Người duy nhất được phép hỏi câu hỏi này là các công ty săn đầu người chuyên nghiệp khi thực hiện khảo sát về mức lương.

“Nếu bạn chỉ tò mò về việc bạn bè, người thân hoặc hàng xóm của bạn kiếm được bao nhiêu, hãy nhanh chóng dập tắt sự tò mò đó và có thể tìm hiểu các vị trí tương đương trên thị trường lao động. Ngày nay, có nhiều quy tắc xã giao cởi mở hơn song việc hỏi về thu nhập của người khác vẫn là điều nên tránh”, Smith nói.

“Trông cậu mệt mỏi thế?”

10 câu hỏi cần tránh để không “mất điểm” trong giao tiếp - 3

Bạn có thể nghĩ rằng bạn đang bày tỏ sự quan tâm đến sức khỏe và hạnh phúc của người khác nhưng những gì người nghe thấy là “Bạn trông thật tệ”. Theo Bonnie Tsai, chuyên gia về phép xã giao: “Họ có thể đang gặp một số vấn đề về sức khỏe hoặc có thể đơn giản là họ có vẻ ngoài như thế. Bạn không cần phải khiến họ cảm thấy như họ phải xuất hiện theo một cách nào đó để được chấp nhận đối với tiêu chuẩn của bạn hoặc tiêu chuẩn của xã hội.”

“Cậu bỏ phiếu cho ai?”

“Chính trị luôn là một chủ đề cấm kỵ trên bàn ăn cũng như hầu hết các tình huống xã hội khác bởi vì nó có thể làm thay đổi tâm trạng của một cuộc trò chuyện rất nhanh chóng. Không ai thích bị đặt vào vị trí của người bị hỏi câu đó. Điều này cần đặc biệt quan trọng nhớ vào những ngày mà các vấn đề chính trị, tôn giáo nổi cộm”, Tsai nói.

“Ồ, bố con bé đâu?”

Đây thực sự là câu hỏi không cần thiết nhưng lại dễ xuất hiện trong các cuộc hội thoại. Nó thực sự mang tính cá nhân cao, có thể gây ra sự tổn thương, đau đớn. Nếu ai đó muốn chia sẻ cuộc sống cá nhân của họ, họ sẽ nói với bạn. Đừng hỏi chỉ để thỏa mãn sự tò mò của mình về hoàn cảnh gia đình người khác.

“Cậu mang thai à?”

10 câu hỏi cần tránh để không “mất điểm” trong giao tiếp - 4

Lisa Mirza Grotts, chuyên gia về phép xã giao cho biết đây là câu hỏi mà bạn thực sự nên tránh. Bạn của bạn có thể đang mang thai nhưng nếu cô ấy muốn cho bạn biết, cô ấy sẽ chủ động nói. Tệ hơn là trường hợp ai đó có tăng chút cân và việc bạn nhầm rằng họ đang mang thai sẽ gây ra sự tổn thương sâu sắc.

“Cậu theo tôn giáo nào?”

Cũng giống như chính trị, niềm tin tôn giáo hoặc tín ngưỡng là phạm trù cá nhân và đôi khi các câu hỏi về tôn giáo thường dựa trên giả định như dân tộc hoặc ngoại hình. Theo các chuyên gia, trong cuộc trò chuyện với người khác, bạn có thể đoán về tôn giáo của ai đó nhưng đừng bao giờ nhấn mạnh chủ này đề trừ khi họ đưa ra ý kiến ​​trước hoặc là người rất thân thiết”, cô nói.

9 cách người thông minh đối phó với người độc hại
Đối phó với người "độc hại" cần sự thông minh và khéo léo, không để họ làm ảnh hưởng tiêu cực đến ta, biến ta thành người "độc hại".

Tư duy thông minh

Nguyễn Hường
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh