Học lỏm bí kíp "2 không - 3 nhớ", tôi dễ dàng tiết kiệm được 1/3 tiền thực phẩm

Ngày 26/06/2020 11:39 AM (GMT+7)

Đây là những điều tôi học được từ các chị đồng nghiệp, hội bỉm sữa thông thái trên mạng cũng như tự áp dụng để phù hợp với bản thân. Không phải là điều gì lớn lao hay cầu kỳ song việc áp dụng theo “2 không – 3 nhớ” này đã giúp tôi tiết kiệm được 1/3 tiền thực phẩm.

Nắm tài chính trong gia đình là điều trước đây tôi luôn hào hứng khi nghĩ đến vai trò tay hòm chìa khóa. Thế nhưng sau khi gia đình và thực sự cầm tiền lo mọi khoản chi tiêu trong nhà, tôi mới biết đây là công việc không hề sung sướng.

Trong thời buổi cái gì cũng tăng giá, chỉ có lương là tăng không kịp thì làm sao để có thể đáp ứng các nhu cầu cần thiết, đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình mà vẫn có khoản tiết kiệm chính là bài toán nan giải. Sau 3 năm giữ làm tay hòm chìa khóa, tôi muốn chia sẻ đến những chị em bỉm sữa giống mình bí quyết để cắt giảm chi phí thực phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng bữa ăn.

Đây là những điều tôi học được từ các chị đồng nghiệp, hội bỉm sữa thông thái trên mạng cũng như tự áp dụng để phù hợp với bản thân. Không phải là điều gì lớn lao hay cầu kỳ song việc áp dụng theo “2 không – 3 nhớ” này đã giúp tôi tiết kiệm được 1/3 tiền thực phẩm.

Không mua thực phẩm trái mùa

Học lỏm bí kíp amp;#34;2 không - 3 nhớamp;#34;, tôi dễ dàng tiết kiệm được 1/3 tiền thực phẩm - 1

Thời gian đầu sau khi lập gia đình chúng tôi ở cùng gia đình chồng nên hàng tháng chỉ đưa mẹ chồng tiền sinh hoạt chung mà không mấy khi phải đi chợ. Vẫn giữ tâm lý đó nên sau khi ra ở riêng, tôi không hề có khái niệm nên mua gì hay không nên mua gì khi đi chợ.

Thích gì là mua đó, thấy gì hay là mua. Đó không chỉ là phong cách đi chợ của tôi mà có lẽ là của rất nhiều chị em khác nữa. Tôi sẵn sàng bỏ cả trăm nghìn để mua một cân vải đầu mùa dù chúng thật sự chẳng ngon lành chút nào so với chính vụ.

Sau vài lần họp hội “tám” với mấy chị hàng xóm cùng tầng chung cư, tôi đã học được rất nhiều điều hay ho, đầu tiên chính là không mua thực phẩm trái mùa. Cùng với thứ quả là vải, tôi có thể mua với giá chỉ khoảng 20 nghìn/kg – 30 nghìn/kg lúc vào mùa mà chất lượng quả lại vượt trội hẳn so với trước đó.

Việc mua trái cây theo mùa sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn khi đi chợ, mua được thực phẩm tươi ngon mà lại tiết kiệm chi phí hơn. Không những vậy, sử dụng thực phẩm theo mùa còn là một trong những bí quyết sống khỏe của các chuyên gia dinh dưỡng.

Không quá phụ thuộc vào hạn sử dụng 

Học lỏm bí kíp amp;#34;2 không - 3 nhớamp;#34;, tôi dễ dàng tiết kiệm được 1/3 tiền thực phẩm - 2

Chúng ta thường xem hạn sử dụng in trên bao bì và nhanh tay vứt chúng vào thùng rác khi đã quá hạn hay thậm chí với nhiều gia đình, họ sẽ không sử dụng cả những thực phẩm gần hết hạn. Rất khó tránh khỏi việc có những thực phẩm bị quên trong tủ hay do chúng ta mua quá nhiều khi có khuyến mại và không sử dụng kịp. Vậy phải làm sao trong trường hợp này?

Có thể thông tin này sẽ khiến bạn rất ngạc nhiên. Sự thật là có nhiều thực phẩm vẫn rất ngon và dù đã quá hạn sử dụng in trên bao bì vẫn hoàn toàn có thể sử dụng được. Tôi từng đọc được ở đâu đó rằng chúng ta đang vứt bỏ khoảng 19% tổng số lượng thức ăn đã mua - tương đương khoảng 7 triệu tấn thức ăn và đồ uống mỗi năm mà không biết rằng đa phần chúng vẫn còn dùng được.

Ví dụ như bánh mì, bạn hoàn toàn có thể cất trong tủ lạnh để kéo dài thời gian sử dụng. Tất nhiên, bạn cần đảm bảo rằng chúng không bị mốc và mùi vị vẫn bình thường. Với bánh quy, bạn có thể sử dụng khá lâu sau khi hết hạn sử dụng. Nếu muốn làm bánh giòn trở lại, bạn có thể nướng thêm lần nữa và nhớ không dùng quá 2 tháng với hạn được ghi trên bao bì.

Nhớ: Lên kế hoạch

Học lỏm bí kíp amp;#34;2 không - 3 nhớamp;#34;, tôi dễ dàng tiết kiệm được 1/3 tiền thực phẩm - 3

Một trong những bí quyết để chi tiêu hợp lý hơn chính là luôn lên kế hoạch trước. Trước đây tôi thường xuyên ghé vào siêu thị và nhặt đồ mà chẳng hề có kế hoạch trước. Chưa kể, với các chị em, việc mua sắm theo cảm xúc là điều khá phổ biến. Nếu ghi chép lại các chi tiêu trong 1 tháng, bạn sẽ nhận ra mình đã bỏ không ít tiền cho những sản phẩm không hề cần thiết.

Hãy lập kế hoạch những thực phẩm cần mua trong tuần trước khi đi mua sắm. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí khi chỉ mua đúng những thứ mình cần và không la cà tới những quầy bán loại thực phẩm không có nhu cầu sử dụng.

Đối với những thực phẩm có hạn sử dụng lâu như đồ hộp, bánh kẹo, gia vị, bạn có thể mua với số lượng lớn để được giá tốt hơn. Bạn còn có thể rủ đồng nghiệp, bạn bè cùng mua chung để được hưởng mức giá ưu đãi. 

Với các trái cây, thực phẩm không thể để lâu được, bạn nên mua thường xuyên mua với số lượng ít để đảm bảo thực phẩm không bị hỏng và vứt đi một cách uổng phí. Trước đây tôi rất hay mua đồ chất đầy tủ lạnh và sau đó lại phải dọn đi vì đã hỏng khi chưa kịp dùng đến. 

Một bí kíp nhỏ cho bạn chính là chớ đi siêu thị khi đói nhé! Việc đảm bảo no trước khi đi mua sẽ giúp bạn tránh được "cám dỗ" từ quầy thức ăn vặt đầy hấp dẫn. Như thế bạn đã có thể dành số tiền còn lại để mua thêm trái cây và rau củ.

Nhớ: Tủ lạnh cần sắp xếp gọn gàng và có tổ chức

Học lỏm bí kíp amp;#34;2 không - 3 nhớamp;#34;, tôi dễ dàng tiết kiệm được 1/3 tiền thực phẩm - 4

Đọc đến đây có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy thắc mắc song sự thật là việc sắp xếp thức ăn trong tủ lạnh không đúng cách là một trong những nguyên nhân chính khiến cho thức ăn nhanh hỏng và khiến khả năng làm lạnh của tủ bị yếu đi. Sắp xếp gọn gàng và có tổ chức, bảo quản thực phẩm đúng cách sẽ giúp bạn tiết kiệm được tiền thực phẩm do có thể sử dụng được lâu hơn, không bỏ phí.

Kinh nghiệm của tôi là bạn nên dùng hộp đựng là nhựa trong hoặc thủy tinh để dễ dàng thấy những gì bên trong. 

Cánh tủ luôn là phần nóng nhất của tủ lạnh, bạn nên cất những sản phẩm như mayonnaise, tương ớt hay nước hoa quả...

Các kệ hàng trên có nhiệt độ phù hợp nhất để chứa các loại thực phẩm mà không cần phải qua chế biến như thịt đã nấu chín hoặc tái, thức ăn thừa, đồ uống hoặc thực phẩm ăn liền.

Các kệ thấp hơn là nơi có nhiệt độ lạnh hơn với các phần khác, thích hợp để cất trứng, sản phẩm từ sữa, thịt và hải sản.

Với phần ngăn kéo tủ, bạn nên để trái cây và rau củ. Tuy nhiên cần nhớ có những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh như khoai tây, hành tây, hành tỏi khô, cà chua.  

Với phần ngăn đông, bạn nên cho các thực phẩm vào túi hoặc hộp riêng biệt trước khi cất vào tủ. Các loại hoa quả có mùa ngắn như bơ, bạn có thể bóc vỏ, cắt miếng và để vào ngăn đông khoảng 4-6 tiếng đến khi cứng rồi đem hộp ra xóc để các miếng bơ không dính vào nhau, sau đó cấp đông lại và bạn có thể dùng trong cả năm mà rất dễ dàng để lấy ra. 

Nhớ: Nấu ăn là một nghệ thuật

Học lỏm bí kíp amp;#34;2 không - 3 nhớamp;#34;, tôi dễ dàng tiết kiệm được 1/3 tiền thực phẩm - 5

Nấu ăn là một nghệ thuật và bạn chính là nghệ sĩ. Để đảm bảo tiết kiệm, phần lớn các bữa ăn đều là do tôi tự chuẩn bị ở nhà. Với một số món đòi hỏi thời gian nấu lâu như cá kho, tôi sẽ nấu một lần với lượng nhiều gấp đôi, gấp 3 để sử dụng dần.

Thực phẩm sau khi mua về tôi sẽ sơ chế và cấp đông luôn. Hàng ngày khi đi làm về, tôi chỉ cần rã đông và chế biến rất nhanh. Cua xay sẵn để vào các cốc, cá hay thịt được cắt miếng phù hợp với món định nấu và chia theo khẩu phần từng bữa. Chỉ với một lần chuẩn bị cuối tuần, bạn có thể sử dụng trong cả tuần.

Trong quá trình nấu nướng, tôi luôn sáng tạo và tìm cách để tận dụng hết các thực phẩm mình có. Với các loại rau củ, bạn có thể dùng phần củ còn thừa như củ cải, su hào để thêm vào nước dùng giúp đảm bảo đột ngọt; các loại rau như bắp cải, củ cải, cải thảo... bạn có thể muối dưa để sử dụng được lâu hơn mà đảm bảo chống ngấy cho bữa cơm gia đình. 

Hãy nhớ rằng, không có thức ăn thừa mà chỉ là do chúng ta lãng phí mà thôi. Định kỳ hàng tuần, tôi sẽ chế biến một bữa ăn "dọn tủ" bằng các thực phẩm còn sót lại. Đó có thể là món cơm rang thập cẩm với các loại thịt, củ quả còn thừa trong tủ hay tự làm pizza cho các con. Món thịt gà luộc "ế" sẽ nhanh chóng trở nên thật hấp dẫn khi được chế biến thành món nộm gà xé phay. 

Lương 6 triệu vẫn sống thoải mái, có trăm triệu tiết kiệm nhờ phương pháp 6 cái lọ
Nhiều bạn trẻ loay hoay với việc tiết kiệm và cho rằng lương thấp khi mới ra trường là điều thật tệ. Với tôi, điều này đã giúp mình học được cách chi...
Bảo Anh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết chi tiêu