Muốn giàu có bất chấp thu nhập, làm ngay 5 điều này để kiềm chế thói quen chi tiêu xấu

Bảo Anh. - Ngày 15/09/2021 18:40 PM (GMT+7)

Nếu các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến chi tiêu của bạn, hãy giải quyết từ gốc rễ. Giải quyết các vấn đề từ gốc chính là cách để bạn đạt được thành công lâu dài.

Hiểu lý do vì sao bạn chi tiêu chính là hướng đi đúng đắn đưa bạn đến các bước tiếp theo. Khi bạn biết điều gì thúc đẩy bản thân mình đưa ra các quyết định tài chính, bạn sẽ đưa ra các lựa chọn chi tiêu phù hợp hơn.

Nếu bạn đang vật lộn với những con số nợ trong thẻ tín dụng, nỗ lực để không đi làm tháng nào xào tháng đó hay đơn giản là muốn tiết kiệm nhiều hơn, dưới đây là những cách để bạn kiềm chế thói quen chi tiêu xấu của mình.

Tập trung vào điều thúc đẩy bạn chi tiêu

Muốn giàu có bất chấp thu nhập, làm ngay 5 điều này để kiềm chế thói quen chi tiêu xấu - 1

Một trong những lý do khiến các khoản nợ của bạn chưa giải quyết được chính là bạn đã mắc nợ quá sâu ngay từ đầu. Tránh khỏi các khoản nợ xấu chính là điều đầu tiên cần để xây dựng tình hình tài chính vững chắc.

Hãy tự hỏi bản thân mình rằng: Lý do khiến bạn chi tiền cho những món đồ mình có thể không đủ khả năng chi trả là gì. Hãy nhớ rằng, mục tiêu chúng ta đặt ra ở đây không phải là chỉ trích đúng sai mà là hiểu các thói quen chi tiêu của mình từ nguồn gốc để rõ hơn cách tiến lên phía trước.

Hãy tạo cho mình một cuốn nhật ký chi tiêu và đừng quên ghi vào đó tâm trạng của bạn khi đưa ra quyết định tiêu tiền. Điều này có thể giúp bạn xác định điều gì thực sự đứng sau việc đưa ra quyết định của bạn. Ban đầu, thực hiện việc này có thể khiến bạn cảm thấy chưa quen, bất tiện song đây là cách giúp bạn bảo đảm tài chính trong tương lai.

Chuyển từ thẻ tín dụng sang tiền mặt

Muốn giàu có bất chấp thu nhập, làm ngay 5 điều này để kiềm chế thói quen chi tiêu xấu - 2

Một khía cạnh tiêu cực của việc sử dụng thẻ tín dụng thay vì tiền mặt chính là đôi khi bạn có thể cảm thấy như mình đang không tiêu tiền thật. Bạn có thể dễ dàng quẹt thẻ cho một món đồ mà không cảm thấy tiếc nuối như khi rút từ trong ví ra đúng số tiền đó để thanh toán. Cảm giác chỉ rõ ràng khi bạn nhận được bảng sao kê thẻ tín dụng. Điều này dễ dẫn đến bội chi tín dụng, chi tiêu mất kiểm soát.

Hãy tạm thời đặt thẻ tín dụng của bạn sang một bên và thay vào đó là sử dụng tiền mặt. Tiền mặt sẽ cho bạn cảm giác chi tiêu rõ rệt hơn khi bạn thực sự thấy tiền rời khỏi tay mình. Tất nhiên, bạn không cần phải loại bỏ hẳn thẻ tín dụng ra khỏi chi tiêu của mình mà là tạm thời chỉ sử dụng tiền mặt trong một thời gian nhất định như 1-2 tháng để có thể quản lý chi tiêu tốt hơn.

Nếu muốn tiến xa hơn, hãy làm quen với các thử thách chi tiêu. Sự hào hứng khi tham gia một thử thách sẽ giúp bạn thấy tiết kiệm trở nên thú vị hơn. Ví dụ, hãy thử 1 tuần không chi tiêu. Thử thách này có nghĩa là bạn sẽ cam kết chỉ chi tiền cho các chi phí thiết yếu như nhà ở, thực phẩm, điện nước và chi phí đi lại cần thiết. Tạm dừng việc chi tiêu thêm, thậm chí chỉ trong vài ngày cũng có thể giúp bạn có một cái nhìn mới mẻ hơn về tiền bạc cũng như hiểu rõ hơn tiền của bạn đang đi những đâu.

Xem lại tư duy về tiền của bạn

Để thực sự kiểm soát chi tiêu của bạn và hướng đến sự giàu có, hãy thử nghĩ xem tiền có ý nghĩa như thế nào đối với bạn. Điều này bao gồm cách bạn tương tác với tiền và niềm tin, thái độ của bạn về tiền.

Theo các nghiên cứu, thái độ và hành vi của cha mẹ bạn với tiền bạc từ khi bạn còn nhỏ có thể ảnh hưởng đến quyết định tiền bạc của bạn sau này. Nếu cha mẹ bạn không phải là những người có thói quen lập kế hoạch tài chính hay thường xuyên chậm trễ trong việc thanh toán các hóa đơn, những điều đó có thể trở nên rất đỗi bình thường, tự nhiên đối với bạn. Việc nhận ra những hành vi của mình có nguồn gốc từ đâu là một bước quan trọng trong việc tạo ra những thói quen tài chính lành mạnh hơn.

Bên cạnh đó, hãy luôn nhắc nhở bản thân hàng ngày rằng giá trị của bạn không liên quan gì đến số tiền bạn có, quần áo bạn mặc hay trang sức bạn đeo. Một khi bạn thực sự tin và hiểu điều này, phá vỡ bất kỳ mối liên hệ nào giữa tiền bạc và ý thức về giá trị của bản thân, bạn sẽ mở ra được cánh cửa đến với sự giàu có, không phải lo lắng về tiền bạc.

Trau dồi thêm hiểu biết về tiền bạc

Muốn giàu có bất chấp thu nhập, làm ngay 5 điều này để kiềm chế thói quen chi tiêu xấu - 3

Có hàng trăm nghìn cuốn sách, bài báo cũng như các trang web để giúp bạn hướng đến nền tài chính tốt hơn. Bạn có thể nhận được những lời khuyên tốt về cách tiết kiệm cũng như tạo dựng cho mình thói quen chi tiêu hợp lý hơn.

Dành thời gian đọc và tìm hiểu về tiền bạc chính là một sự đầu tư khôn ngoan. Bạn càng học hỏi nhiều, bạn càng có thể hiểu được thói quen của chính mình và bạn càng có vị trí tốt hơn trong việc thay đổi, sửa chúng. Cho dù bạn chọn đọc sách, nghe đài hay các trang web tài chính cá nhân, hãy tập trung vào những phương pháp hữu ích mà bạn có thể áp dụng cho tình hình chi tiêu của mình.

Tập trung vào các giải pháp

Các phương pháp, lời khuyên có thể giúp bạn kiểm soát chi tiêu cũng như nợ của mình nhưng chúng có thể chỉ hiệu quả ở một mức độ nhất định nếu bạn không giải quyết các vấn đề tài chính lớn hơn khiến bạn mắc nợ ngay từ đầu.

Nếu các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến chi tiêu của bạn, hãy giải quyết từ gốc rễ. Giải quyết các vấn đề từ gốc chính là cách để bạn đạt được thành công lâu dài.

Nên có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong mỗi giai đoạn cuộc đời?
Nếu một giai đoạn nào đó bạn không thể đạt được mục tiêu tiết kiệm của mình, điều đó có nghĩa rằng bạn thất bại. Điều quan trọng cần nhớ ở đây là hãy...

Bí quyết chi tiêu

Bảo Anh. (Theo The Balance)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết chi tiêu