Bằng cách thực hiện 9 điều này mỗi ngày, bạn sẽ định hướng và tổ chức cuộc sống của mình một cách tốt hơn, vững tiến về phía trước với một cái đầu sáng suốt.
1. Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày
Một cuộc sống có trật tự là một cuộc sống có hệ thống và cấu trúc. Hãy bắt đầu với lịch trình giấc ngủ của bạn. Khi bạn có lịch trình ngủ không nhất quán, bạn có xu hướng có chất lượng giấc ngủ kém hơn, từ đó ảnh hưởng đến sự tập trung, kỹ năng ghi nhớ dài hạn, kỹ năng ra quyết định, cả tâm trạng và tính cách.
Nhớ rằng, cuộc sống không thể đoán trước được nhưng bạn vẫn có thể xử lý mọi việc tốt hơn chỉ bằng một thay đổi đơn giản này.
2. Có thói quen buổi sáng
Bạn có thể đã nghe hoặc đọc về cách những người thành công tận dụng tối đa thời gian buổi sáng của mình. Họ chuẩn bị cho bản thân để bắt đầu ngày mới với cảm giác tốt nhất.
Hãy lắng nghe cơ thể và tâm trí của bạn, xác định điều gì khiến bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, bình tĩnh, tập trung hơn và đưa chúng vào thói quen của bạn. Thay vì khiến đầu óc trở nên lộn xộn bởi việc liên tục lướt mạng xã hội hoặc xem tin tức, hãy sắp xếp cuộc sống của mình theo trật tự, chọn lựa các hoạt động tham gia.
3. Viết nhật ký
Bạn có biết rằng Benjamin Franklin nổi tiếng bắt đầu ngày mới bằng việc viết nhật ký không? Viết nhật ký mỗi ngày giúp bạn làm sạch tâm trí; nói rõ suy nghĩ, cảm xúc và mong muốn của mình; rõ ràng hơn trong việc đặt ra mục tiêu; nhìn thấy điểm mạnh và điểm yếu của bản thân...
Nói cách khác, đây là một công cụ giúp bạn tự nhận thức mạnh mẽ. Nếu bạn muốn cuộc sống của mình có trật tự, bạn thực sự cần điều này.
4. Dọn dẹp và đơn giản hóa
Chúng ta đã nói về tầm quan trọng của việc dọn dẹp tâm trí, vậy còn môi trường sống của bạn thì sao?
Trên thực tế, nghiên cứu gần đây về tâm lý học đã phát hiện không gian bừa bộn gây ra căng thẳng và lo lắng. Nó thậm chí có thể dẫn đến sự trì hoãn nhiều hơn, khiến bạn kiểm soát xung lực kém hơn và thấy ít hạnh phúc hơn. Chúng khiến bạn cảm thấy cuộc sống của mình thực sự không ổn.
Sắp xếp đồ đạc gọn gàng và đơn giản hóa cuộc sống là cách vô thức giúp bạn xoa dịu tâm trí. Vì vậy, hãy đưa ra quyết định từ bỏ những thứ không cần thiết. Bạn thực sự không cần nhiều thứ như những gì bạn vẫn nghĩ. Một khi khiến mọi thứ trở nên đơn giản hơn, bạn sẽ ngạc nhiên về cảm giác tự do và bình tĩnh của mình.
5. Nói “không” với những gì không phù hợp với bạn
Một cuộc sống trật tự đòi hỏi nhiều sự sắp xếp. Nó giống với việc các nhà thiết kế nội thất làm trong chương trình cải tạo nhà cửa làm để thổi sức sống mới vào không gian cũ.
Hãy đánh giá những cam kết, mối quan hệ và thói quen của bạn. Chúng ta cần xác định những gì phù hợp với các giá trị của mình và loại bỏ những yếu tố cản trở sự phát triển. Để có thể nói “không” với điều gì đó, trước tiên chúng ta cần nhận thức được nó ảnh hưởng tiêu cực thế nào đến cuộc sống của mình.
Khi chúng ta từ bỏ những gì không có ích cho mình, từ những mối quan hệ độc hại, những cam kết tiêu tốn năng lượng đến những thói quen không lành mạnh, chúng ta sẽ có nhiều chỗ hơn cho những thứ thực sự đưa ta đến gần hơn với con người mình muốn trở thành.
6. Lập kế hoạch trước
Khi bạn không lập kế hoạch, bạn đã có kế hoạch trước cho sự thất bại. Muốn có một cuộc sống ổn định, bạn phải có kế hoạch vững chắc hơn. Không cần phải là điều gì quá to lớn, bạn có thể bắt đầu từ việc nhỏ, đơn giản là lên kế hoạch cho tuần tới.
Lập kế hoạch hàng tuần giúp bạn tăng năng suất, cải thiện việc quản lý thời gian và làm giảm căng thẳng. Khi bạn dành thời gian để lên kế hoạch cho các nhiệm vụ và ưu tiên của mình, bạn có thể làm việc với ý thức rõ ràng về mục đích và định hướng hơn. Điều này giúp bạn tập trung và có động lực trong suốt cả tuần, tránh lãng phí thời gian vào những nhiệm vụ không cần thiết cho mục tiêu của bạn.
7. Dựa vào khuynh hướng tự nhiên của bạn
Khi lập kế hoạch và quyết định những gì cần ra đi hay ở lại trong cuộc sống của mình, đừng quên những khuynh hướng tự nhiên của bạn. Cố ép bản thân vào những thói quen năng suất cứng nhắc không phù hợp sẽ nhanh chóng khiến bạn mệt mỏi và mất tinh thần khi không thể theo kịp.
Cấu trúc rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là nó phải là phù hợp. Cuộc sống của bạn sẽ có trật tự nhất khi bạn làm việc theo nhịp điệu tự nhiên của mình thay vì chống lại chúng.
8. Chọn các hoạt động cân bằng lẫn nhau
Bất cứ điều gì, quá mức đều không tốt. Điều này đặc biệt đúng khi bạn đang cố gắng tạo dựng một cuộc sống ngăn nắp và trọn vẹn và đó là lý do bạn nên cân bằng trong các hoạt động của mình.
Ví dụ: Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải ngồi ở bàn làm việc trong nhiều giờ, hãy xen kẽ một số hoạt động thể chất. Nếu bạn đã rất quen với nhiều tương tác xã hội, hãy dành chút thời gian chỉ có một mình. Nếu công việc của bạn đòi hỏi nhiều sức mạnh của bộ não, hãy thử làm vài món đồ sáng tạo... Bằng cách xen kẽ các hoạt động như vậy, cuộc sống của bạn sẽ trở nên cân bằng, thú vị và trọn vẹn hơn.
9. Thuê ngoài và tự động hóa những gì bạn có thể
Cuối cùng, hãy nhớ rằng bạn không phải làm tất cả mọi việc, nếu không, bạn sẽ bị choáng ngợp và thấy cuộc sống của mình trở nên hỗn loạn.
Hiện tại, có rất nhiều công cụ bạn có thể sử dụng để tự động hóa nhiều tác vụ như thanh toán hóa đơn, quản lý email... Công nghệ đã phát triển đến mức nhiều công việc thường ngày có thể được tự động hóa và sắp xếp hợp lý. Hãy tận dụng chúng để mang lại lợi ích cho bạn.