"Sống sót" qua mùa dịch, càng thấm thía 3 luật ngầm nơi công sở ai cũng cần biết

Ngày 28/04/2020 19:21 PM (GMT+7)

Đừng bao giờ cho rằng chỉ cần làm tốt phần việc của mình, đạt thành tích xuất sắc là bạn nắm chắc khả năng thăng tiến trong tay. Nếu để ý một chút, bạn sẽ thấy sự thật là những người được thăng tiến thường lại không phải là người có năng lực giỏi nhất. 

amp;#34;Sống sótamp;#34; qua mùa dịch, càng thấm thía 3 luật ngầm nơi công sở ai cũng cần biết - 1

Thái độ quan trọng hơn trình độ 

Ngọc là một cô gái thông minh với ngoại hình dễ nhìn. Mang tấm bằng từ bên trời Âu về, cô càng thêm tự tin vào năng lực của bản thân mình. Ngọc chưa bao giờ ngờ rằng có một ngày mình lại nằm trong danh sách cắt giảm nhân sự của công ty. 

Việc cắt giảm các chi phí, trong đó gồm cả giảm nhân sự hay giảm lương là điều Ngọc hiểu khi dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến hầu khắp nền kinh tế. Thế nhưng sao người đó lại là cô? Ngọc có đủ tự tin để khẳng định rằng cô không phải là người có trình độ thấp nhất, cô càng ngạc nhiên khi biết Trúc, người mà cô vẫn hay gọi sau lưng là đồ "cần cù bù thông minh" là một trong những nhân viên được công ty giữ lại. 

amp;#34;Sống sótamp;#34; qua mùa dịch, càng thấm thía 3 luật ngầm nơi công sở ai cũng cần biết - 2

Đừng kiêu căng, cho rằng chỉ cần làm tốt công việc của mình là nhất định được thăng tiến. 

Sự thật này bạn có thể bắt gặp ở nhiều nơi và nhiều lần trong đời. Có những người, rõ ràng là có tài, có học thức nhưng lại chẳng thể thành công. Trong khi đó, có người tuy rất bình thường nhưng thành công vẫn mỉm cười với họ. Hãy nhớ, nếu 1 lần thì đó có thể là may mắn song nhiều lần thì ắt hẳn phải có lý do. 

Tự hào về khả năng ngoại ngữ cùng lý lịch đẹp với tấm bằng nước ngoài, Ngọc luôn tin rằng mình chính là ngôi sao của công ty. Thế nhưng cô lại không biết rằng sự thiếu hoà đồng với đồng nghiệp, không biết tiếp thu ý kiến của cấp trên, luôn cho rằng bản thân đúng là điều khiến cô có mặt trong danh sách nghỉ việc ngày hôm nay. 

Cần nhớ, thái độ quan trọng hơn trình độ! 

Thái độ thuộc về nhân sinh quan của mỗi người và là một phần của kỹ năng sống. Thái độ làm việc phản ánh một phần về đạo đức nghề nghiệp của bạn. Cấp trên sẽ thích một người có thái độ làm việc tốt, chăm chỉ, hoà đồng với mọi người và cầu tiến hơn là một người giỏi nhưng kênh kiệu, coi thường những người xung quanh. 

amp;#34;Sống sótamp;#34; qua mùa dịch, càng thấm thía 3 luật ngầm nơi công sở ai cũng cần biết - 3

Cấp trên sẽ thích một người có thái độ làm việc tốt, chăm chỉ, hoà đồng với mọi người và cầu tiến hơn là một người giỏi nhưng kênh kiệu, coi thường những người xung quanh. 

Đừng bao giờ cho rằng chỉ cần làm tốt phần việc của mình, đạt thành tích xuất sắc là bạn nắm chắc khả năng thăng tiến trong tay. Nếu để ý một chút, bạn sẽ thấy sự thật là những người được thăng tiến thường lại không phải là người có năng lực giỏi nhất. 

Một người sếp cũ của tôi từng tâm sự: "Cùng xuất phát ở một vị trí như nhau song chỉ sau vài năm, người này có thể bỏ xa người kia cả một quãng dài. Nghe đến đây em đừng than trời rằng cuộc đời bất công, nhất định là có kẻ xu nịnh hay "đi cửa sau". Sự khác biệt giữa họ là gì em biết không? Chính là thái độ làm việc. Càng ở một vị trí cao, anh càng cần một người có thái độ, kỹ năng tốt". 

Nhiều chuyên gia khẳng định rằng kiến thức chỉ chiếm 4%, kỹ năng 26% trong khi đó thái độ chiếm tới 70% trong biểu đồ nhân sự. Để tiến xa hơn, bạn cần nhiều hơn là nghiệp vụ tốt. 

amp;#34;Sống sótamp;#34; qua mùa dịch, càng thấm thía 3 luật ngầm nơi công sở ai cũng cần biết - 4

Công việc đã đủ áp lực, đừng bắt ai nghe thêm bạn kêu ca 

Chốn công sở vốn là nơi mỗi người đều có vị trí, công việc riêng. Chuyện đồng nghiệp trò chuyện, chia sẻ để hiểu hơn về nhau, tăng thêm tình đoàn kết là điều nên làm song cần nhớ, đừng biến đồng nghiệp của mình thành "sọt rác" để xả stress. 

Chị gái lấy được chồng khá giả, trông lúc nào cũng nhàn nhã ở phòng bên hay anh chàng "chưa thấy người đã thấy tiếng" ngồi đối diện bạn... mỗi người đều có những vấn đề riêng trong cuộc sống. Không ai muốn ngày làm việc của mình thêm mệt mỏi bởi những phàn nàn về ông chồng hay về muộn, chiếc bàn là vừa mua đã hỏng hay 1001 chuyện nhỏ nhặt khác. 

amp;#34;Sống sótamp;#34; qua mùa dịch, càng thấm thía 3 luật ngầm nơi công sở ai cũng cần biết - 5

Dù nội dung than phiền có hay không liên quan đến công việc thì bạn cũng sẽ để lại ấn tượng không tốt đẹp gì với người khác. 

Mỗi người đều có cuộc sống riêng và áp lực công việc có lẽ cũng đủ lớn rồi, đừng mang đến cho đồng nghiệp những luồng cảm xúc tiêu cực. Nếu đó là những lời ca thán về công việc, hãy nhớ người thành công luôn tìm giải pháp chứ không phải lý do biện minh cho thất bại. Và dù nội dung than phiền có hay không liên quan đến công việc thì bạn cũng sẽ để lại ấn tượng không tốt đẹp gì với người khác. 

Một người nhân viên luôn vui vẻ, thích nhìn sự việc theo hướng tích cực sẽ khiến cấp trên thấy cảm tình hơn. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, có rất nhiều cách để bạn xả stress như nghe một bài hát yêu thích, đi dạo cùng người thân hay đơn giản là viết ra những cảm xúc tiêu cực đó. Bạn sẽ nhanh chóng lấy lại sự cân bằng và nhận ra mọi chuyện thực sự không tệ như những gì mình cảm nhận trước đó. 

Thành tích cần được mọi người biết

Tỷ phú Bill Gates từng chia sẻ: "Người có thể kiếm tiền cho công ty, đó là người công ty cần nhất". Không công ty nào bỏ tiền ra để trả lương cho một người vô dụng. Hãy cho cấp trên biết rằng quyết định tuyển dụng bạn chính là lựa chọn chính xác của họ. 

Cô em họ mới đi làm được nửa năm của tôi hôm qua lại gọi điện để tâm sự về áp lực công việc. Chuyện là con bé cảm thấy ghen tỵ khi cùng đạt được thành tích như nhau nhưng cấp trên lại thể hiện rõ đề cao chị đồng nghiệp bàn bên. 

"Rõ ràng em cũng làm được như vậy nhưng sếp lại không biết và hết lời khen chị ấy". 

Sự thật là không có gì vô lý ở đây hết, đơn giản là người chị đồng nghiệp đó biết cách để mọi người biết đến khả năng cũng như thành tích của mình. Cần nhớ rằng, "PR" chính mình một cách khéo léo là điều rất cần để con đường thăng tiến của bạn thuận lợi hơn. 

amp;#34;Sống sótamp;#34; qua mùa dịch, càng thấm thía 3 luật ngầm nơi công sở ai cũng cần biết - 6

"PR" chính mình một cách khéo léo là điều rất cần để con đường thăng tiến của bạn thuận lợi hơn. 

Về lý mà nói, công việc nên được xử lý bằng lý trí song sự thật là cảm xúc luôn góp một phần khá lớn khi cấp trên đưa ra quyết định. Thiện cảm của cấp trên sẽ là điều giúp bạn gặp nhiều thuận lợi hơn trong công việc.

Đừng nghĩ rằng mình cứ âm thầm hoàn thành công việc là thăng chức, tăng lương hay cảm tình của sếp sẽ đến với mình. Hãy biết rằng cấp trên của bạn quản lý rất nhiều nhân viên cũng như đầu công việc. Họ sẽ không thể nắm rõ thành tích của từng người rõ mồn một. Thay vì ấm ức khi không được sếp biết đến, sao không đem những thông tin tốt về mình đến gần với sếp hơn. 

9 mánh khóe nhỏ mà có võ khiến bạn trở thành niềm khao khát của mọi công ty
Những mẹo tâm lý này sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, tăng khả năng vượt qua vòng phỏng vấn.
Bảo Anh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí kíp "sống sót" nơi công sở