Thủ thuật tâm lý ít người biết giúp bạn chi tiêu thông minh hơn, gia tăng tiết kiệm

Bảo Anh. - Ngày 22/02/2022 12:10 PM (GMT+7)

Bằng cách nhận biết hai yếu tố kích hoạt mua sắm chính và tự chống lại những yếu tố kích hoạt này, bạn sẽ chi tiêu hợp lý hơn, tiết kiệm ngày càng nhiều.

Mua sắm có phải là sở thích của bạn không?

Việc mua sắm bốc đồng có làm tổn hại đến sức khỏe tài chính của bạn không?

Bạn có mua sắm khi cảm thấy chán nản hoặc căng thẳng không? Bạn có thấy vui vẻ hơn không?

Nếu câu trả lời là có, bạn không đơn độc. Suy cho cùng, tiêu dùng là nền tảng của xã hội công nghiệp hóa hiện đại của chúng ta.

Chúng ta trải qua hai yếu tố kích thích thúc đẩy mua: một là từ bên ngoài (như quảng cáo, nhìn thấy dẫn đến mua), hai là yếu tố kích hoạt từ bên trong (mong muốn mua được thúc đẩy bởi nhu cầu bên trong và các nhà tiếp thị biết cách sử dụng những động lực bên trong này để tăng doanh số bán hàng).

Để đánh bại sự thôi thúc mua hàng, bạn cần phải giải quyết cả các yếu tố kích hoạt bên ngoài và bên trong.

Thủ thuật tâm lý ít người biết giúp bạn chi tiêu thông minh hơn, gia tăng tiết kiệm - 1

Yếu tố kích hoạt bên ngoài để thúc đẩy mua sắm

Các cửa hàng và sản phẩm họ bán chính là yếu tố kích thích bên ngoài để bạn mua nhiều hơn. Việc nhìn thấy chiếc váy qua ô cửa sẽ kích hoạt cảm giác muốn sở hữu chiếc váy đó trong bạn.

Các cửa hàng không phải là hình thức cám dỗ duy nhất. Các chủ doanh nghiệp muốn thu hút bạn đến cửa hàng và quảng cáo là cách họ làm điều đó.

Quảng cáo ở mọi lúc, mọi nơi. Quảng cáo không phải là xấu bởi qua đó chúng ta có thể tìm hiểu về các sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu của mình. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa việc lấp đầy nhu cầu và lấp đầy khoảng trống.

Cách tránh các kích hoạt bên ngoài:

Tránh các cửa hàng càng nhiều càng tốt (tránh biến mua sắm thành một sở thích).

Để thẻ tín dụng ở nhà mỗi khi đi mua sắm (mua sắm có mục đích).

Giảm tiêu thời gian tiếp xúc với các phương tiện truyền thông, quảng cáo.

Thực tế của xã hội hiện đại là chúng ta khó có thể không thể thoát khỏi tiếng gọi mua nên thay vào đó, hãy tự chống lại những tác nhân bên ngoài này.

Yếu tố bên trong kích thích mua sắm

Theo các nghiên cứu được thực hiện về mua hàng bốc đồng, có hai hình thức mua hàng.

Đầu tiên là mua có mục đích. Bạn có một nhu cầu cụ thể cần bổ sung như đã hết kem đánh răng và đến lúc phải mua nó.

Loại thứ hai là mua bốc đồng, mua khác là mua sắm bốc đồng, được kích hoạt yếu tố bên ngoài. Bạn nhìn thấy chiếc váy đó (trong cửa hàng, trên tạp chí, trên mạng) và rất muốn sở hữu nó.

Mua hàng theo kiểu bốc đồng có thể là để đáp ứng một nhu cầu tình cảm, một nhu cầu mà chúng ta có thể không ý thức được. Chúng ta có thể vô thức cố gắng để mua hạnh phúc, mua sự tự tin, mua niềm vui, mua sự nổi tiếng… Ví dụ: Có những người liên tục mua sách bởi họ có niềm tin sâu sắc rằng mình sẽ không bao giờ có đủ kiến ​​thức. Kiến thức vừa là niềm tự hào vừa là điểm yếu của họ và nó khiến họ phải mua những cuốn sách mà họ thậm chí không có thời gian để đọc.

Vấn đề là khi việc mua sắm bốc đồng trở thành thói quen đến mức nó gây tổn hại đến sức khỏe tài chính của bạn và/hoặc nó trở thành liều thuốc chữa bách bệnh, xua tan cảm giác thiếu thốn hoặc không hạnh phúc tiềm ẩn.

Suy nghĩ “Không bao giờ đủ” khiến chúng ta tiêu nhiều tiền hơn

Thủ thuật tâm lý ít người biết giúp bạn chi tiêu thông minh hơn, gia tăng tiết kiệm - 2

Giáo sư Brene Brown trong công trình nghiên cứu về sự xấu hổ và tính dễ bị tổn thương đã mô tả một yếu tố phổ biến của văn hóa hiện đại chính là tư duy “không bao giờ đủ”. Không bao giờ đủ tốt, đủ xinh, đủ giàu, đủ hạnh phúc, đủ trẻ, đủ kiên nhẫn, đủ khỏe, đủ nghị lực, đủ an toàn, đủ thông minh…

Như tác giả Lynne Twist đã nói rất hay trong cuốn sách “Linh hồn của tiền”:

“Đối với tôi và nhiều người trong số chúng ta, suy nghĩ thức dậy đầu tiên trong ngày chính là: “Tôi không ngủ đủ giấc” và sau đó là “Tôi không có đủ thời gian”. Dù đúng hay không, suy nghĩ không có đủ đến với chúng ta một cách tự động, trước khi chúng ta kịp suy nghĩ, nghi ngờ và xem xét.

Chúng ta dành phần lớn thời gian trong đời để nghe, giải thích, phàn nàn hoặc lo lắng về những gì chúng ta không có đủ... Mỗi đêm đi ngủ, tâm trí của chúng ta chạy đua với những điều chúng ta không nhận được hoặc những gì chúng ta không làm được vào ngày hôm đó…"

Và chúng ta đối phó với những cảm giác khan hiếm, thiếu thốn và sợ hãi này thế nào? Chúng ta mua sắm.

Chúng ta đã “bán” cho một huyền thoại rằng việc có được nhiều thứ trong cuộc này, một môi trường sống đầy ắp vật chất sẽ mang lại cho chúng ta sự an toàn, hạnh phúc.

“Nhiều hơn” có thể làm cho chúng ta hạnh phúc không?

Thủ thuật tâm lý ít người biết giúp bạn chi tiêu thông minh hơn, gia tăng tiết kiệm - 3

Ở một mức độ nào đó, câu trả lời là có. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạnh phúc của mỗi người tăng đều theo thu nhập nhưng đến một mức độ nhất định thì chững lại. Nghèo không phải là vui nhưng đạt đến một mức đủ đầy nhất định thì không thể mua thêm hạnh phúc .

Sonja Lyubomirsky, giáo sư tâm lý học và là tác giả của cuốn sách The How of Happiness, lập luận rằng hạnh phúc đến từ ba nguồn cơ bản:

50% hạnh phúc là do di truyền. Tất cả chúng ta đều có một “điểm xác định” hạnh phúc, một số người tự nhiên hạnh phúc hơn, số khác phải cố gắng hơn một chút để có được hạnh phúc.

40% hạnh phúc của chúng ta có thể là do hành vi và cách suy nghĩ của chúng ta.

10% do hoàn cảnh sống quyết định. Ví dụ: Chúng ta có bao nhiêu tiền, đã kết hôn hay chưa, làm gì để kiếm sống…

Ngược lại với cảm giác “không đủ” chính là sự đủ đầy. Cảm thấy “đủ” chính là ý nghĩa của sự đủ đầy. Một trong những cách tốt nhất để bạn nuôi dưỡng sự đủ đầy trong mình là thực hành lòng biết ơn, cảm ơn mỗi ngày vì tất cả những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Bằng cách đánh giá cao những gì mình đang có, bạn sẽ nuôi dưỡng cảm giác đủ đầy và hạnh phúc.

Nhớ rằng, về cơ bản, sự đầy đủ không phải là một trạng thái tiền bạc mà là một trạng thái của tinh thần. Biết trân trọng, đánh giá cao sẽ mang lại cảm giác đủ đầy và lòng biết ơn chính là tấm áo giáp tâm lý giúp bạn chống lại việc mua sắm bốc đồng.

Nghĩ về và biết ơn những gì đã có, những điều tốt đẹp trong cuộc sống khiến bạn tăng cảm giác mãn nguyện. Bạn sẽ ngừng tập trung vào những gì mình thiếu, không phải tiêu tiền vào vật chất nhiều để lấp đầy khoảng trống. Nó có thể không phải là giải pháp hoàn hảo 100% nhưng chắc chắn nó hữu ích.

Vì vậy, khi bạn bị cám dỗ mua sắm, cám dỗ tiêu tiền, hãy dừng lại và viết ra mười điều bạn biết ơn.

Các nhà tiếp thị rằng: Bạn không mua một sản phẩm, bạn mua một cảm xúc, một cảm giác tích cực. Nhưng sự thật là mua đồ mới không phải là cách hiệu quả để bạn tăng cảm giác hạnh phúc. Hãy tìm hiểu những yếu tố kích thích chúng ta mua sắm và tránh những tác nhân đó càng nhiều càng tốt. Bằng cách rèn luyện bản thân về cẩm giác đủ đầy, thực hành lòng biết ơn, bạn sẽ thoát khỏi ám ảnh thiếu thốn.

Muốn giàu có, đây là những thói quen bạn cần xây dựng
Bạn đang làm gì mỗi ngày để có thể gia tăng tài khoản tiết kiệm của mình? Nếu bạn không thể trả lời câu hỏi đó, đã đến lúc phát triển những số thói...

Bí quyết chi tiêu

Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết chi tiêu