Tôi thật sự đã quá vô tâm với vợ con mình rồi, cô ấy bị tắc sữa hơn 3 tuần nay chịu đau đớn như vậy mà tôi không biết.
Khi 2 đứa mới cưới, công việc của tôi chưa bận rộn nên vẫn có nhiều thời gian dành cho vợ. Vì vẫn còn là vợ chồng son nên lúc đó cứ có thời gian rảnh sau giờ làm là vợ chồng đi cafe, ăn vặt, xem phim chán chê mới về.
Thời điểm em bắt đầu có bầu cũng là khi tôi được lên chức trưởng phòng tuyển sinh một trường cao đẳng lớn ở Hà Nội. Mà mọi người biết, làm tại phòng này thường xuyên bận rộn và đi công tác các tỉnh nhiều. Bao nhiêu lần hẹn đưa vợ đi khám thai tôi có đưa được cô ấy đi lần nào đâu. Tôi rất ít khi nấu được cho vợ bữa cơm ngon như trước hay đơn giản là thi thoảng đón vợ bầu đi làm về như nhiều ông chồng khác.
Chồng bận rộn như vậy nhưng chưa 1 lần vợ trách móc (Ảnh minh họa)
Nhưng vợ rất thông cảm và chưa 1 lời trách móc hay giận dỗi chồng. Em cứ động viên:
“Vợ mang bầu khỏe lắm, không bị ốm nghén như nhiều mẹ bầu khác nên không thấy mệt mỏi gì. Vì thế đi làm về, em có thể tự làm hết mọi việc, anh không phải bận tâm đâu”.
Vợ nói thế, tôi cũng yên tâm phần nào. Bao tiền kiếm được tôi đưa hết cho vợ chi tiêu và tiết kiệm. Em cũng rất biết cách quản lý tiền nong nên khi bầu được 4 tháng, vợ chồng tôi đã mua được nhà chung cư 3 phòng ngủ.
Ngày vợ đi đẻ, lẽ dĩ nhiên dù bận đến mấy tôi cũng phải thu xếp công việc đưa em đi. Có chứng kiến vợ đau đẻ và sinh con mới thấy cô ấy đã phải hy sinh, vất vả quá nhiều. Vì thế suốt 1 tuần sau sinh, tôi luôn ở bên cạnh chăm 2 mẹ con.
Vì công việc bận nên tôi cũng không thể xin nghỉ làm được lâu và phải quay trở lại guồng công việc như thường nhật. Mọi việc ở cữ của vợ đã có bà ngoại lên phụ giúp. Ngày nào bước chân về nhà tôi cũng thấy bà nấu nướng cho con cháu đâu vào đấy, nhà cửa sạch sẽ. Được cái con mới sinh chỉ ăn với ngủ nên ngoan lắm, vợ tôi cũng có nhiều thời gian nghỉ ngơi lại sức.
3 tuần vừa rồi tôi lại phải đi công tác xa. Khi về nhà thì thấy bà ngoại cho vợ ăn rất nhiều món nào là bắt cô ấy ăn cháo bí đỏ chống viêm, ăn nhiều rau xanh, nấu nước lá đinh lăng uống. Thấy lạ tôi mới hỏi sao phải ăn uống như vậy thì bà bảo:
“Cái Nhi tự nhiên bị tắc tia sữa nên phải bắt ăn uống thế để thông tia sữa”.
Thật sự tôi cũng chẳng nghĩ tắc tia sữa thì vợ sẽ khổ sở như nào nên chỉ chăm chăm hỏi:
“Vậy giờ em có đủ sữa cho con ti không? Nếu không đủ thì cho con ăn sữa ngoài cũng được”.
Vợ thì vẫn bảo vẫn cố gắng đủ sữa cho con bú, con mới có gần 3 tháng tuổi nên cô ấy sẽ tìm mọi cách để chữa trị cho bé bú mẹ chứ không muốn cho con ăn sữa ngoài.
Đặc biệt sau hôm chồng đi công tác về, vợ tránh tôi như tà. Cô ấy không cho tôi động vào người và bế con sang phòng riêng ngủ vì bảo để cho tôi không bị mất ngủ, sáng dậy còn đi làm. Mỗi khi cho con bú, cô ấy cũng bế con về phòng rồi đóng chặt cửa lại. Cô ấy cũng ít cười nói hơn hẳn, hay cau có.
Nghĩ vợ mệt vì chăm con nhỏ nên tôi chỉ lấy làm lạ mà không nghĩ gì. Cho tới 3h sáng nọ, đang ngủ thì tôi khát nước nên ra phòng khách lấy nước. Lúc đi ngang qua phòng vợ thấy đèn vẫn sáng, cửa thì he hé mở nên tôi nhẹ nhàng nhìn vào xem cô ấy đang làm gì mà nay ngủ quên khóa trái cửa.
Lúc đi ngang qua phòng vợ thấy đèn vẫn sáng, cửa thì he hé mở nên tôi nhẹ nhàng nhìn vào xem cô ấy đang làm gì mà nay ngủ quên khóa trái cửa (Ảnh minh họa)
Lúc này tôi thấy con đang ngọ nguậy nên vợ ngồi dậy bế con. Tuy nhiên lúc em vạch áo lên để con ti, tôi thấy 2 bầu ngực em to như trái bom, còn sưng đỏ tấy. Đã vậy vừa cho con ti em còn vừa khóc vì đau tức ngực. Nhìn thấy cảnh đó mà tôi giật mình điếng người.
Thì ra vợ tôi bị tắc sữa khiến em bị đau nhức, sưng đỏ, ngực căng cứng và to hơn bình thường. Vậy mà điều đơn giản này tôi cũng vô tâm không biết.
Ngay sau khi nhìn thấy vợ cho con bú trong tình cảnh đau đớn như vậy, tôi đã về lại phòng ôm mặt khóc và gõ tìm các địa chỉ cũng như bài thuốc chữa tắc tia sữa để mua cho vợ. Hy vọng cô ấy sẽ sớm thoát khỏi tình cảnh tồi tệ này. Từ mai tôi cũng sẽ sắp xếp công việc ở bên cạnh vợ con nhiều hơn để cô ấy có thể chia sẻ mọi điều.
Những nguyên nhân khiến mẹ bị tắc sữa? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này hầu hết là do sữa mẹ còn thừa trong bầu ngực quá nhiều nhưng không được hút ra dẫn đến ứ đọng, tắc nghẽn. Ngoài ra, mẹ bị tắc sữa còn bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như: - Ngực mẹ phải chịu áp lực: do mẹ mặc áo ngực quá chật, mặc áo bó, nằm sấp, hoặc mang địu địu bé trước ngực, khiến ngực bị chèn ép, gây lên tắc sữa. - Con ngậm không đúng khớp vú: dẫn đến bú không đủ lượng sữa, sữa còn dư nhiều, đọng lại trong bầu ngực. - Mẹ không cho bú thường xuyên: nhưng mẹ cũng không hút sữa ra ngoài nên sữa bị ứ đọng và tắc nghẽn. - Căng thẳng, mệt mỏi: làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin có nhiệm vụ kích thích vú tiết sữa. Mẹ bị tắc sữa có nguy hiểm không? Là tình trạng thường gặp ở phụ nữ sau sinh, nhưng tắc sữa chỉ được xem là bình thường trong thời gian ngắn (dưới 3 ngày), nếu để lâu không có phương pháp chữa trị, hoặc chữa trị không hiệu quả; tắc tia sữa sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ. Nguy cơ cao mẹ sẽ phải đối mặt với các biến chứng như: mất sữa hoàn toàn, áp xe vú, viêm tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. - Mất sữa: Sữa không thể tiết ra khi cho bé bú, cho dù nặn hay dùng máy hút cũng không có tác dụng - Áp xe vú: tuyến vú bị mưng mủ gây đau nhức dữ dội , tình trạng này xảy ra khi mẹ để bệnh tắc tia sữa kéo dài trên 1 tuần mà không được điều trị. - Viêm tuyến vú: Ngực mẹ sưng to và rất đau, sữa không ra, đầu vú sưng tấy, bầu vú sờ vào sẽ cảm nhận thấy có nhiều cục cứng. - Hình thành các dải xơ hóa và u xơ tuyến vú: Biến chứng hình thành khi mẹ bị tắc sữa lâu ngày, biến chứng không quá phổ biến nhưng cũng không ít mẹ gặp phải. Viêm xơ, hoại tử tuyến vú xảy ra khi các khối mủ bị vỡ ra và đi vào máu, gây tổn hại nghiêm trọng đến gan thận, gây nhiễm trùng, thậm chí dẫn đến tử vong. |