10 năm chăm mẹ chồng không ai giúp, bỗng một ngày bà mất trí nhớ, con dâu liền bị đổ tội hại mẹ để cướp nhà

MINH MINH - Ngày 27/02/2023 09:14 AM (GMT+7)

Thuốc là để chữa bệnh nhưng đôi khi nó cũng có thể gây bệnh khi sử dụng không đúng cách. Bác sĩ Zhang Shunqin, Giám đốc Khoa Lão khoa của Bệnh viện Dalin Tzu Chi Hospital, Đài Loan đã kể lại trường hợp của một người phụ nữ bị cả gia đình chồng vu oan hãm hại mẹ chồng đến mất trí nhớ.

10 năm chăm mẹ chồng không ai giúp, bỗng một ngày bà mất trí nhớ, con dâu liền bị đổ tội hại mẹ để cướp nhà - 1

Tôi vẫn nhớ đó là một ngày ngoài trời mưa rất to, một người phụ nữ khoảng ngoài 35 tuổi trông rất khắc khổ đưa một bà cụ 78 tuổi tới phòng khám. Đi cùng còn có 1 phụ nữ và 2 đàn ông là con của bà cụ, ai nấy vẻ mặt đều cau có, khó chịu.

Bước vào phòng khám, người phụ nữ nói mình tên Xiao Li là con dâu của bà cụ. Cô đưa mẹ chồng đi khám là vì không biết tại sao bà cụ đột nhiên bị mất trí nhớ vào tuần trước. Ban đầu, cô cũng đã đưa mẹ đi khám ở bệnh viện địa phương nhưng họ không tìm ra được nguyên nhân. 

Khi nghe thấy vậy, tôi cũng cảm thấy lạ vì bệnh mất trí nhớ không xảy ra đột ngột như thế. Khi tôi hỏi thêm liệu gần đây bà cụ có sử dụng chất kích thích gì như rượu bia, ma túy hay có xảy ra chấn thương gì không thì một người phụ nữ trẻ đi cùng liếc nhìn về phía Xiao Li rồi lên tiếng: "Chính chị ta đã hại mẹ tôi. Mẹ tôi tuy tuổi cao nhưng đầu óc vẫn rất minh mẫn, gặp ai một lần thôi cũng nhớ tên, bà còn đọc được sách báo nên không thể tự nhiên bị lẫn. Chắc chắn chị ta hại mẹ tôi để không phải chăm sóc". Hai người đàn ông khác đi cùng cũng gật đầu thể hiện sự đồng tình.

Bà cụ 78 tuổi bình thường đầu óc minh mẫn đột nhiên có biểu hiện mất trí nhớ. (Ảnh minh họa)

Bà cụ 78 tuổi bình thường đầu óc minh mẫn đột nhiên có biểu hiện mất trí nhớ. (Ảnh minh họa)

Trước lời chỉ tội của người nhà chồng, người phụ nữ liền bật khóc nức nở và luôn miệng kêu oan ức. Để tránh sự tình thêm căng thẳng trong phòng bệnh, tôi quyết định nói chuyện riêng với cô. Hóa ra, người phụ nữ mất chồng sớm, 2 anh trai và em gái chồng đều ở xa, không có thời gian chăm sóc mẹ, 1 năm họ chỉ về nhà vào dịp Tết nên một mình cô chăm sóc mẹ chồng suốt 10 năm qua. 

Gần đây, không rõ vì lý do gì bà cụ đột nhiên có biểu hiện như mất trí chẳng nhớ tên ai trong nhà, hỏi gì cũng không biết, không phân biệt được ngày đêm. Tình trạng này kéo dài 2 ngày thì người phụ nữ cho mẹ tới bệnh viện địa phương khám nhưng bác sĩ chỉ nói là bệnh tuổi già, vài ngày sau sẽ bình thường. Nhưng suốt 1 tuần sau đó, mẹ chồng vẫn chẳng có biểu hiện khôi phục trí nhớ. Người phụ nữ lo lắng nên quyết định gọi điện thông báo cho anh em chồng để mong họ có thể giúp đỡ.

Điều không ngờ là người nhà chồng khi nghe chuyện này liền đổ tội cho cô hãm hại mẹ chồng để độc chiếm căn nhà, không phải chăm sóc bà nữa. Bởi vì sau khi chồng mất, căn nhà mà cô và mẹ chồng đang ở đã được bà cụ sang tên cho con trai cô (tức cháu nội của bà). Mẹ chồng cô lúc còn minh mẫn đã từng nói làm vậy để bù đắp cho cháu trai mất cha sớm và bà cũng bảo với các con rằng nếu bà khỏe mạnh, bà sẽ vẫn ở với các con nhưng nếu có ngày bà đau ốm hay mắc bệnh thì cho bà vào viện dưỡng lão để tránh phiền con cháu. 

Dù mẹ chồng nói vậy nhưng người phụ nữ khẳng định rằng bản thân đã chăm sóc mẹ chồng 10 năm chẳng lý nào lại không thể chăm sóc bà cho đến lúc chết. Ngay cả khi bà có ốm đau cô cũng không bỏ rơi bà vì cô chỉ là trẻ mồ côi, không người thân thích giờ chỉ có đứa con trai và mẹ chồng là người duy nhất bên cạnh.

Chị em nhà chồng nghi ngờ con dâu hãm hại mẹ để không phải chăm sóc. (Ảnh minh họa)

Chị em nhà chồng nghi ngờ con dâu hãm hại mẹ để không phải chăm sóc. (Ảnh minh họa)

Trước những lời chia sẻ của người phụ nữ, tôi phần nào hiểu ra mâu thuẫn trong gia đình này. Nhưng việc người phụ nữ có hại mẹ chồng hay không, tôi không thể biết rõ vì chỉ có năng lực khám và chẩn đoán bệnh, không phải thám tử hay cảnh sát.

Sau đó, tôi quyết định kiểm tra cho bà cụ và phát hiện trên người bà có nhiều vết mẩn ngứa. Khi hỏi thăm người con dâu mới biết, người mẹ chồng trước đó bị ốm phải đi viện và được kê thuốc nhưng loại thuốc này lại khiến bà bị dị ứng, mẩn ngứa khắp người. Vì vậy, bác sĩ đã kê thêm cho bà thuốc kháng histamine nhằm giảm bớt phản ứng. 

Người con dâu lúc này cũng nhớ ra mỗi lần dùng xong thuốc kháng histamine, mẹ chồng lại có dấu hiệu như mê sảng, chẳng nhớ điều gì. Sau khi kiểm tra những loại thuốc mà bà cụ sử dụng, tôi lập tức hiểu ra vấn đề. Hóa ra loại thuốc ban đầu bà cụ dùng đã gây ra tác dụng phụ cho bà nên bác sĩ đã kê một loại thuốc khác để giảm bớt các tác dụng phụ đó, nhưng đồng thời, loại thuốc mới cũng có thể có tác dụng phụ, khiến bà cụ bị mê sảng. 

Thực tế, tình trạng của bà cụ chỉ là mê sảng tạm thời, không phải mất trí nhớ. Hai tình trạng này rất dễ bị nhầm lẫn vì khá khó phân biệt. Nó thường được xác định thêm dựa trên thời gian xảy ra, nếu nó xảy ra đột ngột, nhiều khả năng là mê sảng. Vì mê sảng có thể hồi phục nên phải tìm ra nguyên nhân mà khắc phục.

Mê sảng dùng để chỉ hội chứng rối loạn chức năng nhận thức cấp tính. Trên lâm sàng, bệnh nhân cao tuổi thường gặp phải tình trạng lú lẫn đột ngột, ngày đêm đảo lộn, ảo giác, mất định hướng, chẳng hạn như không nhận ra mọi người, mất khái niệm về thời gian và không biết mình đang ở đâu, có thể bị nghi ngờ là mê sảng.

Sau khi phân tích nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị cho bà cụ, người con dâu cũng phần nào được minh oan. Tuy nhiên, tôi chỉ có thể giúp người phụ nữ chữa được bệnh cho mẹ chồng nhưng khó có thể "chữa" được mâu thuẫn trong gia đình. Chỉ mong rằng người phụ nữ có thể ở hiền gặp lành. 

Tác dụng phụ của thuốc kháng histamine đã khiến bà cụ bị mê sảng tạm thời. (Ảnh minh họa)

Tác dụng phụ của thuốc kháng histamine đã khiến bà cụ bị mê sảng tạm thời. (Ảnh minh họa)

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng histamine

Thuốc kháng histamine là loại thuốc thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng dị ứng, chẳng hạn như nổi mề đay, viêm kết mạc và phản ứng khi bị côn trùng cắn hoặc đốt. Đôi khi chúng cũng được sử dụng để chống  say tàu xe và điều trị chứng mất ngủ trong thời gian ngắn  .

Phản ứng phụ thường gặp nhất khi dùng các thuốc kháng histamine là: 

- Làm suy giảm hệ thần kinh trung ương (từ buồn ngủ nhẹ đến ngủ sâu, mệt mỏi, choáng váng, mất phối hợp). Đôi khi có kích thích ngược lại, nhất là trẻ em. Phản ứng phụ khác cũng thường gặp là nhức đầu, khô miệng, mờ mắt, táo bón, tăng triển khối u tuyến tiền liệt… 

- Các thuốc kháng histamine như astemizol, terfenadrin thường gây ra đánh trống ngực, loạn nhịp tim, đôi khi gây loạn nhịp tâm thất nguy hiểm có thể tử vong. 

- Tất cả các thuốc kháng histamin đều có thể gây ra các phản ứng phụ bất thường: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau thượng vị, phát ban, các phản ứng quá mẫn, rối loạn máu, co giật, rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh, lú lẫn hoặc kích động run rẩy, tăng trương lực, rối loạn vận động, ảo giác, giảm hoặc mất bạch cầu hạt.

- Các thuốc kháng histamine đôi khi gây buồn ngủ nên ảnh hưởng tới việc điều khiển phương tiện giao thông hay khi làm việc trên cao.

- Các thuốc kháng histamin đôi khi gây co giật nên đòi hỏi thận trọng đối với bệnh nhân có bệnh động kinh. Do làm keo dịch tiết nên không dùng kháng histamin cho người bị hen suyễn. Không dùng thuốc nhỏ mắt lâu dài.

- Tránh dùng phenothiazin cho trẻ nhỏ, người già vì có tác dụng gây lú lẫn hoặc kích động, run rẩy, chóng mặt về tư thế. Nếu có dùng phải giảm liều. Không dùng cho người có nguy cơ phì đại tuyến tiền liệt. 

- Các thuốc kháng histamin khi dùng trên da cũng phải thận trọng vì có thể bị eczema, chàm hay nứt da. 

Vùng kín như lửa đốt, tôi gặp 5 bác sĩ nhưng đều chẩn đoán sai cho đến khi nhớ lại sự việc năm 20 tuổi
3 bác sĩ phụ khoa, 1 bác sĩ tiết niệu, 1 chuyên gia vật lý trị liệu đều đưa ra chẩn đoán sai về căn bệnh quái gở của Ashley Collin cho đến khi cô gặp lại người đã từng "cứu" cô năm 20 tuổi.

Bệnh phụ nữ

MINH MINH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác