2 bộ phận bổ nhất của con lợn, nhiều người không biết nên đi chợ thường ngó lơ

Ngày 28/08/2022 06:48 AM (GMT+7)

Thịt lợn là thực phẩm được ăn nhiều nhất và giàu giá trị dinh dưỡng nhưng ít ai biết 2 phần này trên con lợn rất ngon và bổ dưỡng.

Đuôi lợn

Phần đuôi lợn ăn giòn dai sần sật, lại có vị ngọt tự nhiên, có thể là nguyên liệu chế biến rất nhiều món ăn thơm ngon, bồi bổ cơ thể. Đuôi lợn có nhiều công dụng tốt:

Thứ nhất: Làm đẹp da

Phụ nữ càng có tuổi thì càng bị lão hóa da do thiếu hụt hàm lượng collagen. Protein collagen trong đuôi lợn dồi dào có thể chuyển hóa thành gelatin trong quá trình nấu, từ đó cải thiện hiệu quả chức năng sinh lý của cơ thể và chức năng trữ nước của tế bào mô da, ngăn ngừa nếp nhăn và làm chậm quá trình lão hóa, giúp phụ nữ có làn da mịn màng. Không những vậy, hàm lượng chất béo trong da lợn lại không cao như thịt lợn, do đó không gây tăng cân nhanh nếu biết dùng lượng phù hợp.

Thứ 2: Làm săn chắc ngực

Thưởng thức món đuôi lợn cũng có tác dụng cải thiện tình trạng chảy xệ của “núi đôi”. Bởi hàm lượng collagen phong phú trong đuôi lợn có thể giúp phát triển ngực và góp phần làm cho bầu ngực được vun tròn hơn.

Thứ 3: Bồi bổ cho xương

Ăn đuôi lợn có thể thúc đẩy sự phát triển của xương ở trẻ em. Đuôi lợn chứa canxi photphat, osteomin và collagen... đều là những chất quan trọng giúp cải thiện sự trao đổi chất của các tế bào trong xương, giúp trẻ phát triển xương ở mức tốt nhất. Đối với người trung niên và người cao tuổi, ăn đuôi lợn hợp lý có thể làm chậm quá trình lão hóa xương, hỗ trợ cải thiện chứng đau lưng do làm việc mệt mỏi.

Thứ 4: Tác dụng tốt cho hệ thần kinh

Glycine là một axit amin chính của collagen trong đuôi lợn. Glycine tham gia vào việc truyền tín hiệu hóa học trong não, vì vậy được các nhà khoa học sử dụng cho người bệnh tâm thần phân liệt và cải thiện trí nhớ. 

Thứ 5: Tăng cường sinh lý nam

Theo Đông y, đuôi lợn có tác dụng tăng cường sinh lực, bổ thận, nâng cao khả năng sinh dục. Đuôi lợn được dân gian ca ngợi có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, hỗ trợ chứng thận hư, liệt dương, xuất tinh sớm... và các bệnh liên quan tới tình trạng hiếm muộn. Lưu ý khi ăn đuôi lợn: Người cao huyết áp, tim mạch, béo phì thì nên ăn ít đuôi lợn vì lớp mỡ trong bộ phận này chứa nhiều cholesterol, có thể khiến bệnh nặng thêm. Với người có sức khỏe bình thường, mỗi tuần cũng chỉ nên ăn đuôi lợn một lần.

2. Xương lưỡi liềm

Như tên gọi, xương lưỡi liềm có hình giống như chiếc lưỡi liềm, nằm ở ngã ba của phần chân trước con lợn. Đây cũng chính là một phần sụn, có thể dùng hầm canh, làm nước lẩu, nấu súp... ăn giòn, thơm, Xương lưỡi liềm rất giàu collagen, protein và vitamin. Ăn thường xuyên món ngon này có lợi cho sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa loãng xương và tăng cường khả năng miễn dịch.  Xương lưỡi liềm có 2 tác dụng đáng kể là:

Cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào: Thịt ở phần xương lưỡi liềm có thể cung cấp chất dinh dưỡng phong phú và chất lượng cao cho các chức năng chính của cơ thể nhờ có nhiều protein và chiết xuất chứa nitơ hòa tan trong nước. 

Bổ sung canxi: Hàm lượng canxi trong xương lưỡi liềm cao, có lợi cho cho trẻ em đang phát triển và người già bị loãng xương. Phụ nữ có thai cũng có thể thường xuyên dùng món có xương lưỡi liềm để bổ sung canxi.

Cách chế biến xương lưỡi liềm: Vì xương lưỡi liềm ít thịt và giòn nên có thể dùng để nướng, hầm, chiên giòn. Món phổ biến nhất vẫn là hầm xương rồi nấu cùng các loại rau củ như cà rốt, củ sen, củ cải…

Dạ dày lợn bổ bằng 10 vị thuốc
Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong các gia đình, có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng. Ngoài phần thịt, các bộ phận khác của lợn như tim, gan, dạ dày... cũng đều rất bổ dưỡng.

Sống khỏe

Nhóm PV
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Eva Voice