Đùi gà hay ức gà tốt cho sức khỏe hơn? 3 phần thịt gà “bẩn nhất”, đừng tiếc mà cố ăn

Ngày 16/08/2022 14:25 PM (GMT+7)

Các phần thịt ở vị trí khác nhau sẽ có giá trị dinh dưỡng khác nhau về lượng protein, lượng mỡ và thành phần mỡ. Biết lựa chọn đúng sẽ giúp bạn bồi bổ sức khỏe, tránh rước bệnh.

Nghe audio
0:00
0:00

Bài viết dưới đây là chia sẻ của Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng khoa Điều trị ban ngày - Cơ sở 3 - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM về những lưu ý khi ăn thịt gà và lựa chọn bộ phận thịt gà tốt nhất cho sức khỏe.

emBác sĩ CK2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Y Dược TP. HCM. /em

Bác sĩ CK2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Y Dược TP. HCM. 

Thịt gà có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Về mặt giá trị dinh dưỡng: Thịt gà được đánh giá là một trong những nguồn cung cấp protein dồi dào, là nhóm chất chính tạo thành cấu trúc của tế bào và ảnh hưởng đến sự phát triển về cân nặng, chiều cao và trí não con người, thuộc nhóm thịt trắng và tốt hơn so với nhóm thịt đỏ (thịt heo, thịt bò). Thịt gà cũng ít cholesterol và ít mỡ hơn hẳn các loại thịt đỏ, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. 

Theo Bảng thành phần dinh dưỡng Việt Nam, trong 100g thịt gà chứa 199 kcalo, 20,3g protein, 4,3g chất béo và nhiều vitamin (A, E, C, B1, B2, PP) khoáng chất (canxi, phốt-pho, sắt) có lợi cho sức khỏe. Trong thịt gà, hàm lượng beta-carotene, lycopene, retinol, alpha cao, đều bắt nguồn từ vitamin A có tác dụng tăng cường thị lực.

Y học cổ truyền cũng ghi nhận những giá trị của thịt gà như sau: 

Thịt gà, tên thuốc trong Y học cổ truyền là kê nhục (thịt gà trống là hùng kê nhục, thịt gà mái là thư kê nhục). Thịt gà có vị ngọt, tính ấm, không độc, gà lông trắng (bạch kê) có tác dụng điều hòa tỳ vị; gà lông vàng (huỳnh kê) chữa bệnh đường tiêu hóa; gà lông đỏ (đan hồng kê) làm ấm dạ dày, ấm phổi, chữa bệnh về huyết; gà lông đen (ô kê) có tác dụng bổ tỳ, điều hòa khí huyết, chữa thận yếu, phong thấp, dùng rất tốt cho phụ nữ sau sinh. 

Gà tần là món ăn bổ dưỡng. (Ảnh minh họa)

Gà tần là món ăn bổ dưỡng. (Ảnh minh họa)

Thịt gà tần với tam thất, nấm linh chi hoặc đông trùng hạ thảo để bồi dưỡng và cầm máu; hầm với hạt sen chữa suy dinh dưỡng; với lá dâu bổ âm; với đậu đỏ chữa phù thũng; với ngải cứu dùng cho phụ nữ xanh xao, gầy yếu; với hoa hiên trị viêm đại tràng. Cháo thịt gà mái ăn thường xuyên là thuốc chữa liệt dương.

Bộ phận nào của con gà là tốt cho sức khỏe nhất? Đùi gà hay ức gà?

Các phần thịt ở vị trí khác nhau sẽ có giá trị dinh dưỡng khác nhau về lượng protein, lượng mỡ và thành phần mỡ. Phần lườn, bụng chứa nhiều protein và ít cholesterol nhất, còn nội tạng, đùi, cánh, cổ lại chứa nhiều cholesterol xấu hơn.

Phần thịt của con gà được chia thành 2 loại: Gồm thịt trắng là phần thịt từ lườn, ức gà, và thịt nâu, tức phần từ cánh, chân và đùi gà. Do đặc trưng giòn, dai, thơm nên đùi gà được nhiều người thích hơn hẳn phần thịt ở ức. Song thực chất, phần thịt trắng ở lườn, ức gà ăn vẫn tốt hơn so với phần đùi. Phần đùi gà nhiều cơ có lượng protein cao hơn các phần khác song lại chứa nhiều cholesterol hơn. Phần thịt trắng chứa nhiều protein song lại ít chất béo. Đó chính là lý do người ta hay dùng phần thịt này đối với trẻ ăn dặm. 

Mỗi bộ phận của gà có giá trị dinh dưỡng riêng. (Ảnh minh họa)

Mỗi bộ phận của gà có giá trị dinh dưỡng riêng. (Ảnh minh họa)

Cần lưu ý, đùi và cánh gà là hai vị trí hay được chọn để tiêm phòng trong quá trình nuôi nên không thể loại trừ việc dư lượng tồn dư thuốc trong thịt gia cầm. 

Được đánh giá cao nhất về dinh dưỡng trong thịt gà là phần ức gà. Trong 100g ức gà có 18g chất đạm, chứa nhiều vitamin B tốt cho việc ngăn ngừa đục thủy tinh thể và rối loạn về da, tăng miễn dịch, lượng chất béo cũng thấp. 

Một số bộ phận của gà nên hạn chế ăn

Nội tạng gà: Phần này tuy có giá trị dinh dưỡng nhưng đi kèm với nhiều nguy cơ như dư lượng thuốc trong quá trình chăn nuôi, giun sán, vi khuẩn, virus gây hại. 

Phao câu: Không nên ăn vì đây là nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, nơi chứa đại thực bào. Phao câu giống như kho chứa vi khuẩn. 

Phần dưới da cổ: Cũng chứa nhiều tuyến dịch bạch huyết, không nên ăn. 

Nếu con gà khỏe mạnh thì ăn phao câu hay phần da cổ sẽ không sao, nếu ăn trúng con gà có bệnh thì chúng ta có nguy cơ mắc bệnh. Những người có miễn dịch yếu cần thận trọng không nên ăn phần cổ và phao câu gà.

Có nên bỏ da gà không? 

Da gà có lượng calo khá cao, đồng thời lại có hàm lượng chất béo bão hòa có thể gây hại cho sức khỏe con người. Vì vậy, khi chế biến các món gà, bạn thường được khuyên lột bỏ hoàn toàn da gà. 

Ức gà (bỏ da) nướng là món nhiều người luyện thể hình lựa chọn. (Ảnh minh họa)

Ức gà (bỏ da) nướng là món nhiều người luyện thể hình lựa chọn. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, một số nghiên cứu hiện nay đã khẳng định da gà không hoàn toàn là thực phẩm xấu. Thực tế trong 30g da gà chứa 8g chất chất béo chưa bão hòa và 3g chất béo bão hòa. Ăn da gà có thể tốt nếu bạn ăn đúng cách hoặc xấu nếu ăn sai cách. Những người bị cao huyết áp nên hạn chế ăn phần da của gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, da gà có nhiều omega-6 hơn các loại thịt khác, do đó sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm trong cơ thể. Nếu sử dụng đúng cách thì da gà có thể đem lại một số lợi ích sức khỏe, nhưng chỉ nên ăn lượng vừa phải.

Ai nên thận trọng khi ăn thịt gà? 

Người bị bệnh gout nên ăn ít thịt gà. Thịt gà có chứa purin (hàm lượng thấp hơn thịt vịt), nên bệnh nhân gout chỉ nên ăn ở mức 110mg-175mg. Với hàm lượng lý tưởng này, cơ thể sẽ hấp thụ tốt dinh dưỡng và tránh được nguy cơ gia tăng chất purin trong máu

Người bị bệnh sỏi thận không nên ăn thịt gà. Bởi thịt gà là loại thực phẩm rất giàu protein nên sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên và hình thành các loại sỏi.

Có một số tài liệu cho rằng ăn thịt gà không tốt sau mổ vì sẽ gây sẹo lồi, gây ngứa hoặc ăn da gà gây ho, gây đau nhức khớp… Các ý kiến này hiện chưa được nghiên cứu và chứng minh.

Theo kinh nghiệm Y học cổ truyền, nên kiêng ăn thịt gà khi bị thủy đậu để tránh gây ngứa nhiều hơn, thịt gà tính ôn mà bệnh thủy đậu phát sinh do phong nhiệt độc. Nếu đang bị bệnh mà ăn thịt gà bổ sung nhiệt thì bệnh càng tiến triển xấu. 

Thịt gà cung cấp nhiều dinh dưỡng và là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon, tuy nhiên cần lưu ý tình trạng sức khỏe bản thân để có lựa chọn lượng ăn phù hợp. Các trường hợp bệnh lý thì chế độ dinh dưỡng nên theo tư vấn của thầy thuốc.

Loại thịt có canxi gấp 15 lần thịt gà, ăn một miếng bổ toàn thân, phụ nữ càng nên ăn
Đối với thực phẩm, hiện nay không còn chỉ cần no mà phải quan tâm nhiều hơn đến giá trị dinh dưỡng và độ an toàn. Sau khi ăn đủ thịt gà, cá và thịt lợn, bạn nên thử thịt chim bồ câu.

Sống khỏe

Theo Bác sĩ CK2 Huỳnh Tấn Vũ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe