2 cây rau ít ngâm hóa chất, Việt Nam trồng nhiều, 1 loại bổ như “nhân sâm” lại ít người ăn

DIỆU THUẦN - Ngày 31/07/2024 18:22 PM (GMT+7)

Cả lá lốt và sâm đất đều chứa các thành phần tốt cho sức khỏe, ít bị ngâm hóa chất nhưng cần ăn vừa phải để tránh các tác dụng phụ không đáng có.

Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa nên có thể trồng được nhiều rau củ quả khác nhau. Bên cạnh những cây rau được trồng phổ biến còn các cây rau ít người để ý là lá lốt và rau sâm đất. Đây là 2 cây rau tạp sống, ít bị sâu bệnh tấn công và có nhiều lợi ích cho sức khỏe khi ăn.

Lá lốt

Một số nghiên cứu chỉ ra, lá lốt chứa nhiều chất xơ, protein, canxi, phốt pho, sắt và vitamin C Đây là các dưỡng chất rất có lợi cho hệ tiêu hóa, nhất là khi người bị mắc bệnh trĩ. Vì vậy, lâu nay, lá lốt là cây rau được sử dụng làm rau ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn như món canh, nướng, xào, rán.

Lá lốt là cây rau gia vị có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Lá lốt là cây rau gia vị có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa. 

Ngoài làm rau ăn, lá lốt còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Theo Y học cổ truyền, lá lốt có tính nóng, vị nồng và hơi cay nên có thể giúp chữa được các triệu chứng như bị đau xương khớp khi trời lạnh, mụn nhọt lâu liền miệng, chứng ra mồ hôi tay hay xông hơi chữa bệnh trĩ.

Điều đặc biệt ở cây lá lốt là nó có thể sinh sống và phát triển chủ yếu ở những nơi râm mát, có ánh nắng trực tiếp, ít bị sâu bệnh tấn công. Vì điều này, nó ít bị phun thuốc bảo vệ thực vật, nên bạn có thể yên tâm sử dụng.

Điều mọi người cần lưu ý khi ăn cây rau này là nó có tính ấm, có thể gây nóng trong và kích thích dạ dày, đường ruột nên không ăn quá 2 lần/tuần. Với những người đang bị sốt, nhiệt miệng, táo bón, môi khô, mụn nhọt... thì không nên ăn.

Rau sâm đất 

Giống như lá lốt, sâm đất cũng là cây rau tạp sống, có thể phát triển tốt ở cả những nơi ẩm thấp và có nhiều ánh nắng. Điều đặc biệt, nó là “sát thủ” của các loại sâu bệnh, nên không bị phun thuốc trừ sâu. 

Toàn bộ cây sâm đất đều có thể dùng làm thuốc và món ăn. Ảnh minh họa.

Toàn bộ cây sâm đất đều có thể dùng làm thuốc và món ăn. Ảnh minh họa.

Theo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, toàn bộ cây sâm đất có thể dùng làm thuốc hỗ trợ trị bệnh tiểu đường, tiêu hóa kém, trị sỏi thận, cao huyết áp, viêm đường tiết niệu, giải độc gan… Củ của nó còn được dùng để làm thuốc bổ. 

Ngoài dùng làm thuốc, lá và thân còn non của sâm đất có thể dùng nấu canh với tôm, thịt, các loại cá hoặc luộc, xào, ăn với lẩu giúp thanh nhiệt, giải độc, ngừa cao huyết áp, tiểu đường, đẹp da, sáng mát. Tuy nhiên, đây là cây rau kén người ăn, vì nó có vị nhạt, nhớt, nấu xong phải ăn ngay, nếu không sẽ bị chua như rau bị hư.  

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương lưu ý, dù sâm đất tốt, nhưng không nên dùng quá nhiều bởi có thể gây độc, nếu xuất hiện các triệu chứng như nôn ói hay ra nhiều mồ hôi cần ngưng dùng. Với trẻ em và phụ nữ mang thai cần tránh dùng dược liệu này để chữa bệnh hay bồi bổ sức khỏe.

Mặc dù sâm đất được đánh giá là có giá trị dược lý cao nhưng bạn cũng cần thận trọng khi sử dụng. Tốt nhất cần tham khảo ý kiến những người có chuyên môn trước khi áp dụng những bài thuốc có chứa dược liệu này.

Uống 1 cốc nước ép rau này như nhân sâm của người nghèo, ở quê mọc như cỏ dại
Loại rau gia vị quen thuộc này khi kết hợp với tảo lục được sử dụng như "vị thuốc" trị nhiều bệnh. Vừa rẻ vừa ngon không phải ai cũng biết.

Các loại rau củ giàu dinh dưỡng

Theo DIỆU THUẦN Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các loại rau củ giàu dinh dưỡng