Thịt cá vừa thơm ngon lại tốt cho sức khỏe, tuy nhiên ăn cá và lựa chọn cá cũng cần phải có hiểu biết nhất định, tránh có những hiểu lầm về cá.
Cá là thực phẩm tốt cho sức khỏe được các chuyên gia dinh dưỡng trên toàn thế giới khuyên dùng. Cá có nguồn protein chất lượng cao, hàm lượng chất béo thấp và bao gồm các axit béo không bão hòa. Ăn cá rất tốt cho sự phát triển của não và mắt của con người, hàm lượng dầu cá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch…
Tuy nhiên ăn cá và lựa chọn cá cũng cần phải có hiểu biết nhất định, tránh có những hiểu lầm về cá.
Đầu cá không thể ăn được đúng không?
Nhiều người nói rằng không nên ăn đầu cá, vì họ cảm thấy bộ phận này rất dễ bị ô nhiễm hoặc tích tụ chất độc. Trước hết mức độ ô nhiễm của cá liên quan đến chu kỳ tăng trưởng, hình dạng cơ thể, môi trường phát triển... Nói cách khác, cá có chu kỳ tăng trưởng ngắn và kích thước nhỏ, ô nhiễm càng ít. Ngoài ra, bình thường nói, những mô giàu chất béo như não cá, da cá, trứng cá, chất ô nhiễm tập trung rất nhiều, nhưng trong một con cá, tỉ lệ chất ô nhiễm này tương đối nhỏ, căn bản không thể dẫn đến ngộ độc.
Ăn cá hoang dã tốt hơn cá nuôi?
Chu kỳ phát triển của cá hoang dã kéo dài, các chất dinh dưỡng lấy từ sinh vật phù du và chuỗi thức ăn trong nước tự nhiên. Thịt của loại cá này cũng chắc và ngon, đó là lý do nhiều người thích ăn loại cá hoang dã. Nhưng môi trường ô nhiễm là vấn để chính cần phải xem xét khi ăn cá hoang dã, nếu môi trường cá sống không đạt tiêu chuẩn, cá hoang dã dễ dàng tích tụ một số chất ô nhiễm. Nếu cá ăn phải hải tảo, tôm tép nhỏ có độc, chất độc cũng sẽ tích tụ lại trong cá, sau khi con người sử dụng, đối với cơ thể cũng rất nguy hiểm.
Ngày nay, cá nuôi dưới sự quản lý và vận hành khoa học nên cũng an toàn, và hương vị không quá tệ. Do đó, kiến nghị mọi người nên mua cá ở những chợ có uy tín hoặc ở siêu thị, nơi đã được kiểm nghiệm, ăn cá cũng sẽ yên tâm hơn.
Vảy cá có nên vứt bỏ không?
Khi làm cá, rất nhiều người bỏ đi phần vảy cá, bởi nó có mùi vị tanh lại cứng, nhưng thực tế vảy cá không những có thể ăn được mà chất dinh dưỡng tương đối cao. Các chất dinh dưỡng trong vảy cá bao gồm:
+ Vảy cá chứa nhiều lecithin, giúp tăng cường trí nhớ não và làm chậm quá trình lão hóa tế bào.
+ Axit béo không bão hòa trong vảy cá giúp chuyển hóa cholesterol và điều chỉnh lượng mỡ trong máu và cholesterol.
+ Vảy cá có chứa nhiều canxi và phốt pho, rất tốt để ngăn ngừa co thắt ở trẻ sơ sinh và loãng xương ở người cao tuổi.
Thành phần độc nhất của con cá – mật cá
Ngộ độc mật cá, do không có thuốc đặc trị, nên tỷ lệ tử vong lên tới 20%. Mật cá có chứa các hợp chất độc hại như axit cholic và axit hydrocyanic. Đối với người lớn, chỉ một vài gram mật có thể gây ngộ độc. Bất luận là ăn sống, nấu chín hay ngâm, các thành phần độc hại trong mật cá sẽ không dễ dàng bị phá hủy.
Tuy nhiên, không phải tất cả túi mật cá đều độc, như mực, túi mật của con mực không độc. Trong cuộc sống, nếu mọi người vô tình làm vỡ mật các loại cá, cố gắng rửa thật sạch, tránh để dịch mật cá bắn vào mắt khi làm cá.
Mẹo chọn cá ngon
Đầu tiên, bạn nên nhìn vào phần mắt cá trước. Những con cá tươi sẽ có đôi mắt lấp lánh và trong veo, thấy rõ cả phần con ngươi bên trong. Còn những con cá không tươi thì mắt thường có màu đục, mờ và nhìn không rõ bên trong.
Tiếp theo có thể nhẹ nhàng lật phần mang cá ra. Nếu cá ngon thì mang đỏ tươi, còn cá ươn thì phần bên trong mang sẽ có màu đỏ sẫm, thậm chí nâu đen.
Dùng tay ấn nhẹ vào thịt cá, đặc biệt là phần gần bụng sẽ dễ dàng nhận ra cá nào tươi. Cá tươi thì phần thịt rất chắc và có độ đàn hồi tốt, còn cá ươn thì thịt mềm hơn đôi khi nhũn ra và nếu ươn nhiều thì trên da cá sẽ lõm 1 lỗ không đàn hồi lại được.
Cuối cùng, nhìn màu sắc con cá. Cá tươi thường có màu sáng bóng. Đối với những con cá có 2 màu như cá biển thì phần lưng có màu xanh đậm, phần bụng có màu trắng sáng rõ ràng. Đặc biệt, các vảy cá vẫn còn bám chặt trên da, không bị rơi rớt nhiều thì mới là cá tươi đúng chuẩn.
Bốn người này không nên ăn nhiều cá
1. Người bị bệnh gút: Đối với bệnh nhân đang trong quá trình điệu trị gút (gout), không nên ăn thực phẩm hải sản, vì có rất nhiều chất "dinh dưỡng" cho bệnh gút là purine trong thực phẩm như cá và tôm. Nếu muốn ăn, bạn có thể chọn cá có hàm lượng purine thấp, chẳng hạn như cá ngừ, mực và cá trích.
2. Những người bị rối loạn chức năng gan và thận: Bởi vì cá chứa protein chất lượng cao, protein chúng ta tiêu thụ chủ yếu được chuyển hóa ở gan và thận. Đối với những người bị tổn thương chức năng gan và thận nghiêm trọng, nếu protein được tiêu thụ quá mức, nó sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và thận. Những người này nếu muốn ăn cá phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.
3. Những người đang dùng thuốc: Khi bạn ăn cá, bạn không thể kết hợp với một số loại thuốc, chẳng hạn như chlorpheniramine và các chất đối kháng thụ thể histamine khác.
Tôm và cá chứa nhiều chất histidine, dễ chuyển đổi thành histamine trong cơ thể. Nếu có, nó sẽ ức chế sự phân hủy của histamine, điều này sẽ khiến một lượng lớn histamine tích tụ lại trong cơ thể, gây ra các triệu chứng như đánh trống ngực, khó chịu ở vùng tim và chóng mặt.
4. Những người bị bệnh rối loạn chảy máu: Mỡ cá chứa một lượng khá cao axit eicosapentaenoic, có thể ngăn cholesterol lưu lại trên thành mạch máu và giảm nguy cơ xơ cứng động mạch. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, nó sẽ ức chế trực tiếp sự kết tụ của tiểu cầu, do đó làm nặng thêm các triệu chứng chảy máu.
Ăn cá trong trường hợp này sẽ không có lợi cho sự phục hồi của bệnh, vì vậy hãy cố gắng không ăn cá cho những người có chức năng tiểu cầu bất thường và xuất huyết dị ứng.