Chế biến thức ăn ngoài tiêu diệt vi sinh vật có trong thực phẩm còn giúp tăng khả năng tiêu hoá và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu chế biến không đúng cách có thể làm mất chất dinh dưỡng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của bệnh ung thư, như do gen bẩm sinh, môi trường sống, thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày… Theo nghiên cứu của Viện Ung thư Quốc gia của Mỹ, có ít nhất 30% trường hợp ung thư có liên quan mật thiết tới chế độ ăn uống, chẳng hạn như ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy….
Làm thế nào để bổ sung dinh dưỡng một cách cân bằng để có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư? Ngoài việc lựa chọn nguyên liệu, chúng ta cũng phải biết cách nấu đúng để cơ thể hấp thu tốt chất dinh dưỡng. Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra một số phương pháp nấu ăn sai lầm, nhiều người mắc phải, rất dễ làm mất hết chất dinh dưỡng trong thực phẩm và gây hại cho sức khỏe.
Trái cây và rau củ nhiều màu sắc chứa nhiều chất chống ung thư
Báo cáo nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra rằng những người có nguy cơ phát triển ung thư thường ăn rất ít các loại thực phẩm sau: rau lá xanh, rau họ cải (bông cải xanh, bắp cải, cải canh, cải thảo…), rau diếp, cà rốt và trái cây tươi.
Trương Tư Lan, một chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Cathay General Hospital, Đài Bắc, Đài Loan chỉ ra rằng các thực phẩm chống ung thư tốt và rẻ tiền nhất chính là trái cây tươi và rau củ. Hợp chất flavonoid được tìm thấy nhiều trong trái cây và rau củ màu vàng, đỏ và tím, có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa ung thư, đồng thời có khả năng kháng khuẩn và chống dị ứng.
Hợp chất flavonoid bao gồm các chất anthocyanins, catechin, isoflavone và quercetin. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những chất dinh dưỡng này có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung và ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, chúng có thể ức chế sự phát triển của khối u. Ngoài ra, các loại rau họ cải chứa nhiều chất phytochemical như sulfide hữu cơ, chẳng hạn như súp lơ, cải xoăn và bắp cải, có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú và tuyến tiền liệt.
Ăn sống hoặc chiên nhiều dầu, nấu sai cách làm mất tác dụng phòng chống ung thư
Châu Du Bội, chuyên gia dinh dưỡng tại Phòng khám Liên An, Đài Loan nhấn mạnh: “Nguyên liệu tốt nhưng nấu sai cách thì dù bạn có ăn bao nhiêu đi chăng nữa, cũng không có tác dụng”. Bởi vì chất dinh dưỡng của một số nguyên liệu rất dễ bị mất đi trong quá trình nấu nướng, kết quả không những không có tác dụng chống ung thư, mà thậm chí còn sinh ra độc tố.
Dưới đây là những điều nên và không nên khi nấu 5 loại thực phẩm ngừa ung thư mà mọi người nên biết.
(Nguồn: Chuyên gia dinh dưỡng Châu Du Bội từ Phòng khám Liên An, Quỹ Ung thư Đài Loan)
Chuyên gia dinh dưỡng Châu Du Bội nhắc nhở rằng kỹ năng nấu nướng quyết định khả năng chống ung thư của các nguyên liệu.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến nghị rằng để tăng cường dinh dưỡng, ngăn ngừa ung thư, hãy ăn ít nhất một bữa ngũ cốc thô mỗi ngày, ăn ít gạo tinh chế, bột mì và đường. Ngũ cốc thô không chỉ giúp tăng lượng chất xơ, giúp giải độc mà còn cung cấp đa khoáng chất để giảm gánh nặng về đường huyết, đặc biệt có lợi cho phụ nữ béo phì.