Nhận biết các triệu chứng của ung thư buồng trứng có thể dẫn đến chẩn đoán ở giai đoạn sớm hơn, cơ hội chữa khỏi cao hơn.
Ung thư buồng trứng là gì?
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, ung thư buồng trứng là loại ung thư gây tử vong cao thứ năm ở phụ nữ và năm nay, hơn 20.000 phụ nữ ở Hoa Kỳ sẽ được chẩn đoán mắc bệnh này, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ.
Buồng trứng được tạo thành từ ba loại tế bào khác nhau: tế bào biểu mô, tế bào mầm và tế bào mô đệm — tất cả đều có thể phát triển thành khối u ung thư. Tuy nhiên, trong giai đoạn sớm nhất của ung thư buồng trứng, các tế bào tồn tại ở mức độ hiển vi nên rất khó phát hiện.
Nhận biết sớm các triệu chứng của ung thư buồng trứng có thể giúp việc chẩn đoán ở giai đoạn sớm hơn, từ đó khả năng chữa khỏi được cao hơn. Theo bác sĩ Rebecca Brightman, phó giáo sư lâm sàng về sản phụ khoa và khoa học sinh sản tại Mount Sinai (Mỹ) điều quan trọng nhất là lắng nghe cơ thể bạn.
Cô nói với Health: “Phụ nữ nói chung biết điều gì là bình thường đối với họ. Nếu ai đó nói rằng điều này không bình thường, có một sự thay đổi thì người đó cần được kiểm tra".
Bác sĩ Mary Rosser - phó giáo sư Obstetrics & Gynecology tại Trường Y Columbia (Mỹ) cũng đồng quan điểm: "Lợi ích của việc được chẩn đoán sớm là bạn có cơ hội sống sót cao hơn, bởi vì bạn sẽ được điều trị sớm hơn, tốt hơn."
Do đó, việc nhận biết sớm những dấu hiệu của ung thư sẽ giúp việc phát hiện và điều trị sớm hơn. Dưới đây là 6 dấu hiệu tuy không đau nhưng có thể là lời cảnh báo căn bệnh ung thư buồng trứng dựa trên những chia sẻ của chính các bệnh nhân và ý kiến của bác sĩ phụ khoa.
1. Bụng lớn bất thường
Bác sĩ Rosser cảnh báo bụng đột nhiên lớn bất thường là triệu chứng chính khiến các bác sĩ phải cảnh giác cao độ.
“Mọi chuyện bắt đầu khi dạ dày của tôi cảm thấy cồng kềnh,” Ashley, 29 tuổi mắc ung thư buồng trứng cho biết. “Nhưng tôi bỏ qua nó và nghĩ do chế độ ăn uống không lành mạnh của tôi. Tuy nhiên, chứng đầy hơi sẽ không biến mất”.
Vào thời điểm Ashley đến gặp bác sĩ phụ khoa để kiểm tra sức khỏe hàng năm hai tháng sau đó, khối u trong bụng cô đã phát triển to bằng quả dưa hấu, bao phủ buồng trứng và thận phải của cô.
Sheryl Newman, người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 4 ở tuổi 53 cũng nhận thấy bụng mình cứ dần lớn hơn. "Tôi biết mình đã tăng cân vì tôi không mặc vừa quần,” cô nhớ lại. “Nhưng tôi chỉ nghĩ rằng tôi đang già đi và vì kinh nguyệt của tôi đột ngột đến thường xuyên, tôi nghĩ rằng điều đó cũng khiến tôi đầy hơi”. Trong vòng vài tháng sau đó, Sheryl nói rằng cô ấy trông như đang mang thai 6 tháng.
Bác sĩ Rosser khuyên nếu một phụ nữ gặp phải tình trạng bụng to dần bất thường tốt nhất nên đi khám nội soi nếu họ trên 45 tuổi và siêu âm bụng, kiểm tra cơ quan sinh sản.
2. Nhanh no
Kimberly Singleton, người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng ở tuổi 32 cho biết: “Tôi nhớ rằng khi ấy tôi cảm thấy rất nhanh no. Tôi thường ăn salad và có thể dễ dàng ăn hết, nhưng đột nhiên tôi chỉ ăn được một nửa”.
Cổ trướng, chất lỏng tích tụ tương tự khiến một số bệnh nhân ung thư buồng trứng cảm thấy chướng bụng, cũng có thể dẫn đến chán ăn.
Bác sĩ Brightman cho biết: “Có khối u trong bụng có thể chèn ép vào các cơ quan tiêu hóa. Kết quả là bạn ăn ít hơn theo thời gian và cảm thấy no nhanh hơn."
3. Khó tiêu
Ngoài việc tăng cảm giác no, ung thư buồng trứng cũng có thể dẫn đến chứng khó tiêu. Điều này phổ biến ở những bệnh nhân ung thư buồng trứng, họ thường cảm thấy khó chịu chung ở bụng, bao gồm đầy hơi và táo bón do vị trí của các khối u.
4. Buồn tiểu liên tục
Trong những tuần trước khi được chẩn đoán, Kimberly cảm thấy mình phải đi tiểu liên tục. “Cứ sau 30 phút tôi sẽ có cảm giác muốn đi tiểu, nhưng khi tôi đi vệ sinh thì chẳng thấy gì hoặc chỉ có một giọt nước", cô kể lại.
Alicia cũng bị tăng cảm giác muốn đi tiểu. Cô ấy nghĩ mình bị nhiễm trùng tiểu và thậm chí đã uống hai đợt thuốc kháng sinh để điều trị các triệu chứng. “Tôi luôn phải đi vệ sinh,” cô nói. “Tôi có xu hướng uống rất nhiều nước, vì vậy tôi luôn luôn đi vệ sinh, nhưng điều này ngày càng leo thang. Tôi thậm chí không thể ngồi trong các cuộc họp tại nơi làm việc. Thật là xấu hổ."
Bác sĩ Brightman cho biết triệu chứng này xuất phát từ việc khối u chèn ép gần niệu quản đưa chất lỏng từ thận vào bàng quang, gây cảm giác buồn vệ sinh.
5. Chảy máu "vùng kín" dù đã hết kinh
Sheryl Newman cho biết: “Trong trường hợp của tôi, kinh nguyệt của tôi đến hai tuần một lần. Tôi đã trải qua thời kỳ mãn kinh và ngừng kinh trong khoảng chín tháng. Vì vậy, khi nó khởi động trở lại, tôi biết có điều gì đó không ổn”, Sheryl chia sẻ.
Chảy máu bất thường phổ biến nhất ở những phụ nữ có khối u mô đệm buồng trứng (mặc dù Sheryl không có chúng), chỉ chiếm 1% tổng số ca ung thư buồng trứng. Theo ACS, các khối u mô đệm thường tạo ra estrogen, có thể gây chảy máu giống chu kỳ kinh nguyệt, ngay cả sau khi mãn kinh.
Bác sĩ Brightman cho biết chảy máu "vùng kín" chỉ là triệu chứng của 1% các trường hợp ung thư buồng trứng nên nó không nằm trong danh sách các triệu chứng cần chú ý nhưng cũng không nên chủ quan nếu thấy nó bất thường.
6. Khó thở
Sheryl nói: “Vào thời điểm tôi cảm thấy có áp lực trong phổi, tôi đã ở giai đoạn 3 hoặc 4". Mặc dù cảm giác khó chịu sẽ đến rồi đi, nhưng cô ấy nhớ mình khó thở đặc biệt là khi cô ấy nằm xuống.
Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối có thể gây khó thở. Khi các khối u phát triển lớn, chúng có thể bắt đầu ép vào phổi và cản trở khả năng hít vào và thở ra của bệnh nhân.