Từ Hi Thái hậu - người phụ nữ quyền lực nhất thời nhà Thanh, Trung Quốc cũng nổi tiếng là người có sức khỏe tốt và trẻ so với tuổi khi 70 tuổi vẫn được khen như phụ nữ 30.
Từ Hi Thái hậu hưởng thọ 73 tuổi (1835 - 1908), khi còn sống bà luôn được người đời ca ngợi vì có sức khỏe tốt và trẻ hơn so với tuổi. Một họa sĩ người Mỹ từng mô tả về Từ Hi Thái hậu khi chụp ảnh chân dung cho bà rằng: “Lúc đó, Từ Hi đã 70 tuổi nhưng trông bà như phụ nữ 30 tuổi, chẳng để lộ rõ dấu hiệu tuổi tác."
Từ Hi Thái hậu dù tuổi cao nhưng vẫn khiến nhiều người bất ngờ vì nhan sắc trẻ trung. (Ảnh minh họa)
Một nữ quan hầu hạ bên cạnh Từ Hi Thái hậu nhiều năm cũng từng mô tả: Năm 60 tuổi, làn da của thái hậu vẫn trắng trẻo, mềm mại và mịn màng như thiếu nữ, nụ cười, dáng điệu của bà vẫn tự nhiên vui vẻ. Có thể thấy, Từ Hi Thái hậu dù đã cận kề sinh nhật lần thứ sáu mươi nhưng vẫn có làn da mịn màng và dáng người yêu kiều, nên các thế hệ sau bắt đầu thắc mắc về bí quyết giữ gìn sắc đẹp của người phụ nữ quyền lực nhất thời nhà Thanh.
Thực tế, chế độ chăm sóc sức khỏe của Từ Hi Thái hậu đã thấm nhuần trong cuộc sống hàng ngày bao gồm ăn, mặc, ở, đi lại và những thói quen ấy đều được ghi chép lại rõ ràng. Vì vậy, những thế hệ sau nếu muốn hoàn toàn có thể học hỏi theo kinh nghiêm chăm sóc sức khỏe của bà.
Từ Hi Thái hậu thường ăn mật ong, quả óc chó, hạt thông,... để giữ gìn nhan sắc.
Những món ăn giúp Từ Hi Thái hậu trẻ trung từ trong ra ngoài
Từ Hi Thái hậu rất chú ý đến việc giữ gìn sức khỏe và đặc biệt về chế độ ăn uống của mình. Theo ghi chép về việc sử dụng hàng ngày của thái hậu trong Lịch sử triều đại nhà Thanh, có thể thấy rằng bữa ăn hàng ngày của Từ Hi Thái hậu có mật ong, quả óc chó, hạt thông, quả chà là khô, dầu mè và các loại thực phẩm truyền thống khác của Trung Quốc để kéo dài tuổi thọ.
Trên thực tế, những thực phẩm này rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Một ví dụ khác là sữa, cũng thường được Từ Hi Thái hậu sử dụng, là một trong những thực phẩm bổ dưỡng phổ biến nhất xung quanh chúng ta.
Trong bài viết dưới đây sẽ chỉ phân tích 3 thực phẩm được Từ Hi sử dụng nhiều nhất đó là mật ong, quả óc chó và hạt thông.
1. Mật ong
Thuốc mỡ hoa cúc mà Từ Hi Thái hậu thường dùng được làm từ hoa cúc và mật ong. Mật ong có thể được sử dụng làm thuốc và hương liệu và được sử dụng như một nguyên liệu phụ trong các công thức thuốc mỡ.
Trong sách y học cổ xưa Thần Nông bản thảo kinh (sách về thuốc và nông nghiệp Trung Quốc xưa), mật ong được xếp vào loại "thượng phẩm", chỉ ra rằng mật ong có tác dụng “tiêu trừ mọi bệnh" và “uống lâu cũng sẽ không bị ảnh hưởng”.
Trung Quốc đã nuôi ong nhân tạo để lấy mật từ xa xưa, ngày nay trên thị trường cũng xuất hiện nhiều loại mật ong. Nhiều chị em không chỉ dùng mật ong để uống mà còn thường dùng để làm đẹp da mặt.
Mật ong không chỉ được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc, mà còn phổ biến ở nhiều quốc gia khác. Người Hy Lạp thời xưa cũng rất chuộng dùng mật ong, các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại như Hippocrates, thường dùng mật ong đã sống đến 107 tuổi; nhà thơ cổ đại Hy Lạp Anacreon hưởng thọ 115 tuổi có sở thích ăn mật ong.
Mật ong không độc, có tác dụng dưỡng trung, dưỡng ẩm, giảm đau, giải độc, chữa tỳ vị hư yếu, bụng co thắt, đau cấp tính; bổ phổi khí, dưỡng phổi, giảm ho. Do đó, mật ong thường dùng để chữa các triệu chứng như ho và mệt mỏi kéo dài, họng khô ít đờm và khạc dính hoặc ho khan không có đờm. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng làm ẩm ruột và nhuận tràng, chữa khô ruột và táo bón.
Các nghiên cứu dược lý cho thấy mật ong do monosaccharide glucose và fructose tạo thành, nó có thể được cơ thể hấp thụ trực tiếp, không cần phân hủy enzyme nên những người có chức năng tiêu hóa kém, đặc biệt là người già có thể dễ dàng hấp thụ.
Mật ong cũng chứa nhiều loại protein, enzyme, vitamin B1, vitamin B6, vitamin H, vitamin K, vitamin C… có tác dụng điều chỉnh sự cân bằng axit-bazơ trong cơ thể.
Mật ong rất dễ kết tinh nhưng giá trị dinh dưỡng của mật ong sẽ không giảm sau khi kết tinh, bạn có thể ngâm mật ong chung với bình đựng trong nước nóng nhưng lưu ý nhiệt độ nước phải dưới 50 ° C. Vì nhiệt độ quá cao, các enzyme trong mật ong sẽ bị mất hoạt tính và mất đi các vitamin.
2. Quả óc chó
Từ Hi Thái hậu thường sử dụng quả óc chó trong cuộc sống hàng ngày. Theo ghi chép, phòng trà, phòng ngủ, phòng làm việc của bà phải trang bị những quả óc chó ngon nhất để bà có thể thưởng thức bất cứ lúc nào.
Tương truyền, khi Từ Hi Thái hậu đã ngoài 70 tuổi, tóc vẫn đen bóng, gương mặt thanh thoát, từng nói với các vị ngự y xung quanh rằng: “Ta già rồi nhưng tóc đen, mắt sáng, da dẻ, thân thể khỏe mạnh."
Quả óc chó có tính ấm, vị ngọt, thông kinh lạc ở thận, phổi và ruột già, có chức năng dưỡng thận cường tinh, làm ấm phổi, giảm hen suyễn và thông ruột.
Vì có tác dụng bổ thận tráng dương, giảm hen suyễn, ho nên óc chó có thể điều trị suy phổi, thở gấp do thận khí không thông, thở ít,... riêng nhân hạt óc chó còn có thể trị các triệu chứng khô ruột, táo bón.
Trong Thần Nông bản thảo kinh, nhân quả óc chó là loại thượng hạng có thể dùng lâu dài, bổ dưỡng khí, kéo dài tuổi thọ. Danh y Lý Thời Trân ghi lại trong "Bản thảo cương mục" (sách về công dụng trong đông y của các loại thảo dược, dược liệu) rằng nhân hạt óc chó có thể "bổ khí, nuôi dưỡng máu, dưỡng ẩm và giải đờm, làm ấm phổi và ruột, điều trị cảm lạnh, hen suyễn, ho, đau thắt lưng và chân, đau bụng, kiết lỵ ra máu”.
Các nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh rằng trộn hạt óc chó và hạt vừng đen để ăn có thể làm tăng tiết bã nhờn, cải thiện độ đàn hồi của da, giữ cho làn da mịn màng và trì hoãn sự lão hóa. Nhân hạt óc chó chứa nhiều protein và axit béo không bão hòa cần thiết cho dinh dưỡng của con người. Những chất này cần thiết cho quá trình chuyển hóa tế bào não, có thể nuôi dưỡng tế bào não và rất có lợi cho người thường phải làm việc trí não.
Thực nghiệm cho thấy quả óc chó còn có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol ở ruột, làm tan cholesterol, loại bỏ các “tạp chất bẩn” trong thành mạch máu và lọc sạch máu, từ đó cung cấp cho cơ thể con người lượng máu tươi tốt hơn. Vì vậy, nhân quả óc chó còn có tác dụng phòng chống xơ cứng động mạch và giảm cholesterol, có tác dụng tốt đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và tăng mỡ máu.
3. Hạt thông
Hạt thông và các thành phần khác thường có trong món bánh mà Từ Hi Thái hậu thích ăn. Hạt thông giúp giữ ẩm cho da và làm chậm quá trình lão hóa da.
Nhân hạt thông có tính ấm, vị ngọt, giúp thông kinh lạc, có tác dụng nhuận ruột, nhuận phổi, giảm ho. Hạt thông có thể điều trị chứng khô ruột, táo bón, khô phổi và ho khan. Tác phẩm “Hải dược thảo” của Lý Tấn cho rằng nó “trấn được mọi phong hàn, làm ấm ruột và dạ dày, kéo dài tuổi thọ.” Hạt thông không chỉ là một món ăn ngon mà còn là một món ăn trị liệu tốt, nên được gọi là “quả trường sinh”.
Các nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh rằng hạt thông rất giàu chất dinh dưỡng, chứa protein, chất béo, chất bột đường, canxi, phốt pho, sắt và các nguyên tố vi lượng khác.
Hàm lượng photpho và mangan trong hạt thông có tác dụng rất tốt đối với não bộ và thần kinh, là sản phẩm bổ não tốt cho người lao động trí óc và còn có tác dụng phòng chống bệnh Alzheimer rất tốt.
Lưu ý: Hạt thông tuy tốt nhưng không phải ai cũng thích hợp. Những bệnh nhân bị tỳ vị hư nhược, tiêu chảy, nhiều đờm nên thận trọng dùng hạt thông hoặc uống dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Vì hạt thông có nhiều dầu và là loại thực phẩm có hàm lượng calo cao nên nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng lượng mỡ trong cơ thể, lượng hạt thông tiêu thụ mỗi ngày tốt nhất là 20-30 gram. Những hạt thông rời tốt nhất cũng nên cho vào hộp đậy kín để dầu không bị oxy hóa và biến chất. Hạt thông được bảo quản trong thời gian dài cũng sẽ có mùi vị "dầu mỡ" do dầu bị biến chất và không thích hợp để tiêu thụ.