Ai cũng ăn trứng vịt lộn để có canxi, protein mà không biết phần bổ nhất hay bị vứt bỏ

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 21/12/2021 06:45 AM (GMT+7)

Nhiều người vẫn nghĩ ăn trứng vịt lộn để lấy protein, canxi nhưng điều này chưa hoàn toàn đúng. Chất bổ nhất trong loại thực phẩm này nằm ở trong con vịt con mà nhiều người sợ bỏ đi.

Trứng vịt lộn là món ăn quen thuộc đối với nhiều người Việt. Đây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao (giàu protein, canxi, chất béo, cholesterol...), giúp bồi bổ sức khỏe và hay được sử dụng vào buổi sáng. 

Một vấn đề được khá nhiều người thắc mắc là: Trứng vịt luộc và trứng vịt lộn, trứng nào bổ hơn? Đa số đều cho rằng, trứng vịt lộn bổ hơn nên nhiều người thích ăn hơn so với trứng vịt luộc thông thường.

Tiến sĩ, bác sĩ Từ Ngữ cho rằng đánh giá trứng vịt lộn bổ hơn trứng vịt luộc chỉ mang tính cảm quan. Ngay bản thân ông cũng không dám trả lời loại nào bổ hơn loại nào. 

“Xét nhỏ theo từng thành phần dinh dưỡng, trứng vịt luộc có những hàm lượng nhiều hơn trứng vịt lộn. Tuy nhiên, ở trứng vịt lộn lại có những thứ mà trứng vịt thường không thể có được. Vì thế, mọi người nên ăn theo sở thích, vì mỗi loại đều có lợi thế, giá trị riêng, không thể nói loại nào tốt hơn loại nào”, tiến sĩ Từ Ngữ cho hay.

Chất bổ nhất trong trứng vịt lộn nằm ở con vịt con, đó là hormone và enzyme chuyển hóa.

Chất bổ nhất trong trứng vịt lộn nằm ở con vịt con, đó là hormone và enzyme chuyển hóa.

Theo vị chuyên gia này, quả trứng là một tế bào, trong đó lòng đỏ là nhân, lòng trắng là bào tương. Khi trứng vịt lộn thì nó sẽ chuyển từ một tế bào sang đa bào, cũng giống như việc thụ tinh, sẽ thành nhiều tế bào và phát triển thành con vịt. Quá trình chuyển hóa đó quan trọng nhất là hormone và khi ăn trứng vịt lộn, con người được hưởng thụ 2 thứ quan trọng nhất đó là: hormone có lợi cho cơ thể và tính ẩm thực (độ ngon) của quả trứng vịt lộn. 

“So với trứng vịt thường thì trứng vịt lộn vẫn có protein, nhưng cái quan trọng nhất là nó có các hormone, các emzyme chuyển hóa (vịt con) mà trứng vịt thường không có được. Khi ăn trứng vịt lộn chính là muốn nhận các enzyme này, còn nếu chỉ muốn nhận protein thì nên ăn trứng vịt luộc”, bác sĩ Từ Ngữ cho hay.

Những điều nên và không nên ăn khi trứng vịt lộn

Về phương diện đông y, lương y Vũ Quốc Trung (Văn Giang, Hưng Yên) cho biết, trứng vịt lộn là một loại thực phẩm mang tính hàn, có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí và có thể chữa được nhiều bệnh như suy nhược, yếu sinh lý, đau đầu chóng mặt... 

Thông thường khi ăn trứng vịt lộn mọi người hay ăn cùng rau răm, gừng tươi, theo lương y Quốc Trung đây là sự kết hợp tuyệt vời, bởi rau răm và gừng có tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, tiêu hóa tốt... Theo đó, lượng gia vị ăn kèm phù hợp cho một lần ăn tối đa hai quả trứng vịt lộn là khoảng 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi.

Trứng vịt lộn dù tốt nhưng cũng không nên ăn nhiều, chỉ ăn 2 quả/tuần với người trưởng thành.

Trứng vịt lộn dù tốt nhưng cũng không nên ăn nhiều, chỉ ăn 2 quả/tuần với người trưởng thành.

Tuy có tác dụng tốt nhưng ông Trung khuyến cáo không nên ăn nhiều trứng vịt lộn, bởi đây là thực phẩm giàu đạm, nhiều cholesterol trong đó có cả cholesterol xấu nên sẽ ảnh hưởng không tốt cho người tì vị hư, yếu,... 

Với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn, do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện dễ dẫn tới rối loạn tiêu hóa, khó tiêu. Trẻ 6 tuổi trở lên cũng chỉ ăn nửa quả mỗi lần và chỉ ăn 1-2 lần/tuần. Thậm chí, ngay cả với người lớn cũng chỉ ăn ở mức 2 quả/tuần. Riêng với phụ nữ mang thai vẫn ăn được trứng vịt lộn, nhưng không nên ăn kèm rau răm.

Lương y Trung khuyến cáo không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối. Vì lúc này quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra chậm hơn nên dễ gây đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, khó ngủ nhất là khi ăn nhiều. Thời điểm tốt nhất để ăn trứng vịt lộn là vào buổi sáng.

Bộ phận của lợn nhiều sắt gấp 100 lần thịt, protein gấp 5 lần trứng nhưng lưu ý điều này
Bộ phận này của lợn có hàm lượng protein gấp 4 lần thịt, 5 lần trứng gà và hàm lượng sắt cao gấp 100 lần, rất bổ máu, ngừa lão hóa. Tuy nhiên nếu...

Thực phẩm phòng bệnh

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe xương khớp