Ăn cua có tác dụng gì ngoài việc cung cấp nhiều canxi? Những tác hại ít biết của cua

Ngày 01/06/2022 16:05 PM (GMT+7)

Cua là một trong số những loại hải sản được nhiều người yêu thích nhất và cũng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Thành phần dinh dưỡng của cua

Cua là một trong những món được nhiều người yêu thích nhất trong số các loại hải sản phổ biến. Thịt cua chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại có hàm lượng thủy ngân thấp hơn nhiều so với các loại cá, vì vậy có thể đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Thịt cua rất giàu vitamin B12, folate, sắt, niacin, selen, kẽm... Trong 100 gam thịt cua có chứa các thành phần dinh dưỡng bao gồm:

- Nước: 79,69 g

- Calo: 347

- Chất đạm: 17,88 g

- Chất béo: 0,74 g

- Tro: 1,96 g

- Canxi: 91 mg

Ăn cua có tác dụng gì ngoài việc cung cấp nhiều canxi? Những tác hại ít biết của cua - 1

- Sắt: 0,5 mg

- Magie: 36 mg

- Phốt pho: 234 mg

- Kali: 254 mg

- Natri: 563 mg

- Kẽm: 3,81 mg

- Đồng: 0,81 mg

- Selen: 42,9 microgram 

- Florua: 209,9 microgram 

- Vitamin C: 3,3 mg

- Riboflavin: 0,09 mg

- Niacin: 2,75 mg

- Folate: 51 microgram 

- Vitamin E, vitamin A, vitamin K

- Các hợp chất: Tryptophan, threonine, isoleucine, leucine, lysine, methionin, cystine, phenylalanine, tyrosine, valine, arginine, histidine, alanin, axit aspartic, axit glutamic...

Ăn cua có tác dụng gì?

Cua chứa nhiều protein, rất quan trọng để xây dựng và duy trì cơ bắp. Cua cũng chứa nhiều axit béo omega-3, vitamin B12 và selen. Những chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe nói chung đồng thời giúp ngăn ngừa một loạt các bệnh mãn tính. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe khi ăn cua:

1. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Axit béo omega-3 trong cua mang lại nhiều lợi ích liên quan đến sức khỏe tim mạch. Những chất dinh dưỡng quan trọng này có thể giúp giảm chất béo trung tính, giảm đông máu và giảm nguy cơ tim đập không đều, từ đó tốt cho hệ tim mạch.

Ăn cua có tác dụng gì ngoài việc cung cấp nhiều canxi? Những tác hại ít biết của cua - 2

2. Ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Nhiều chất dinh dưỡng có trong cua, bao gồm vitamin B12 và folate, giúp giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu vitamin. Những người bị thiếu máu do thiếu vitamin không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh và kết quả là có thể bị mệt mỏi hoặc suy nhược.

3. Tốt cho hoạt động của não bộ

Nghiên cứu cho thấy rằng những người ăn hải sản, chẳng hạn như cua, ít nhất một lần mỗi tuần sẽ giảm nguy cơ mất trí nhớ và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Sự bảo vệ này có thể xuất phát từ lượng axit béo omega-3 cao có trong các sản phẩm hải sản.

4. Chống viêm

Ngoài axit béo omega-3, các chất dinh dưỡng và chất khoáng khác trong thịt cua còn có thể làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ viêm. Do đó, ăn cua có thể làm giảm các vấn đề về viêm khớp hoặc các vấn đề về đường tiêu hóa.

5. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Nếu hệ miễn dịch trong cơ thể yếu, nó sẽ vô tình mở đường cho các mầm bệnh gây nên bệnh tật. Để tăng cường miễn dịch trong cơ thể, bạn có thể thêm cua vào bữa ăn hàng ngày của mình. Selen có trong thịt cua giúp kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch, giúp hệ miễn dịch trở nên mạnh mẽ hơn. Selenium và riboflavin là 2 khoáng chất có trong thịt cua có vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng của hệ thống miễn dịch và chống lại một số bệnh mãn tính. Các chất chống oxy hóa này cũng được chứng minh có khả năng vô hiệu hóa các gốc tự do có thể gây đột biến tế bào.

6. Tốt cho mắt

Cua là nguồn cung cấp vitamin A tuyệt với cho cơ thể, giúp cải thiện thị lực. Vitamin A chứa các hợp chất hữu cơ như retinol, retinal, retinoic acid, andbeta-carotene góp phần vào việc giữ gìn sức khỏe đôi mắt và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng hay đục thủy tinh thể.

7. Ổn định mức insulin

Thịt cua rất giàu crom, có khả năng làm giảm lượng đường trong máu, từ đó giúp ổn định nồng độ insulin trong máu. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn cua mà không cần lo ngại như một số thực phẩm khác.

8. Tốt cho xương

Thịt cua chứa nhiều canxi và phốt pho. Đây đều là những khoáng chất quan trọng thúc đẩy sức khỏe của xương khớp.

9. Ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Trong thịt cua có chứa lượng lớn selen, giúp loại bỏ khả năng gây ung thư của cadmium, arsenic, bạc và thủy ngân. Điều này làm đẩy nhanh việc loại bỏ các tế bào ung thư và làm chậm sự phát triển của khối u. Nghiên cứu khoa học chỉ ra các loại thực phẩm có chữa nhiều axit béo omega 3 như thịt cua có thể ngăn chặn sự lây lan của bệnh ung thư tuyến tiền liệt đến các bộ phận khác của cơ thể.

Ăn cua có tác dụng gì ngoài việc cung cấp nhiều canxi? Những tác hại ít biết của cua - 3

Tác hại của cua

Cua biển là loại hải sản chứa hàm lượng thủy ngân thấp hơn các loại khác, nhưng vẫn có thể là một vấn đề đáng lo ngại, tùy thuộc và cách đánh bắt và chế biến. Thịt cua nâu có thể có hàm lượng cadmium cao, gây ngộ độc khi hấp thụ nhiều.

Thêm vào đó, hàm lượng đạm cao trong thịt cua biển cũng ảnh hưởng đến những người đang cần giảm cân hoặc bị bệnh gout.

Cua sống ở vùng nước bị ô nhiễm có thể bị nhiễm độc Dioxin và PCBs, gây phát ban ở da, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, làm tổn thương gan, làm tăng nguy cơ ung thư.

Nhiều người bị dị ứng với cua và các loại hải sản, gây ra tình trạng nổi mề đay, ngứa ngáy toàn thân, nôn nao, đau đầu, chóng mặt và thậm chí gây khó thở, hôn mê,  tụt huyết áp, dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Những người mắc chứng huyết áp cao, tiểu đường và bệnh thận không nên ăn quá nhiều cua bởi hàm lượng natri cao trong thịt cua có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Nguồn tham khảo:

Crab: Are There Health Benefits? - Đăng tải trên trang tin sức khỏe Web MD - Xuất bản ngày 21/12/2020

Nên uống DHA khi nào? Tác dụng của DHA cho sức khỏe phụ nữ và em bé
DHA vô cùng cần thiết và quan trọng cho sức khỏe của phụ nữ mang thai và em bé, hỗ trợ trong quá trình phát triển của não bộ thai nhi và thị lực của...

Sống khỏe

Theo K.H
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe xương khớp