Người xưa có câu nói: “Ăn gừng buổi sáng còn tốt hơn ăn canh sâm” để nói rằng việc duy trì ăn gừng tươi buổi sáng sẽ có tác dụng lớn đối với sức khỏe.
Ăn gừng buổi sáng tốt như uống canh nhân sâm
Nói đến thực phẩm vừa làm thuốc vừa dùng làm món ăn không thể không nhắc đến đó chính là gừng. Gừng thực sự là báu vật, trong bếp của mọi gia đình không bao giờ thiếu gừng. Trong các đơn thuốc y học cổ truyền, gừng còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Ngay từ thời xa xưa, người ta đã biết tầm quan trọng của gừng nên trong các món ăn gần như không bao giờ thiếu gừng. Mỗi khi trong gia đình có người bị cảm, trúng gió, một bát canh gừng hay cốc trà gừng lại được sử dụng. Điều này cũng đã được khoa học chứng mình, trong gừng có chứa xeton dễ bay hơi và chất phenol có chức năng thúc đẩy tuần hoàn máu, xua tan cảm lạnh, hút ẩm và ra mồ hôi, đồng thời có tác dụng tăng sinh lực cho dạ dày và giảm nôn, khử mùi tanh, giảm phù nề. Khi bị cảm, ăn vài lát gừng có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu, làm cho toàn bộ cơ thể ấm áp và đổ mồ hôi, giảm các triệu chứng cảm lạnh. Người có cơ địa lạnh và sợ lạnh có thể ăn thêm gừng để chống tê cóng.
Người xưa còn có câu nói: “Ăn gừng buổi sáng còn tốt hơn ăn canh sâm”. Tại sao ăn gừng vào buổi sáng có tác dụng chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Có hai lý do:
Theo Đông y, trong khoảng 7-9 giờ sáng là lúc khí huyết trong cơ thể chảy vào kinh mạch Kinh túc dương minh vị (kéo dài từ đầu tới chân), ăn gừng lúc này vừa sinh khí cho dạ dày vừa thúc đẩy quá trình tiêu hóa lại khai thông kinh mạch.
Ngoài ra, gừng có vị cay nồng, tính ấm, có thể tăng tốc độ lưu thông máu. Nếu bạn thức dậy vào buổi sáng và đầu óc không được minh mẫn và lo lắng, một hoặc hai lát gừng sẽ giúp bạn sảng khoái ngay lập tức.
Làm thế nào để ăn gừng vào buổi sáng?
Thực tế, việc ăn gừng vào buổi sáng không hề khó, dưới đây là những cách bổ sung gừng cực tốt cho sức khỏe.
1. Thêm gừng vào cà phê
Cà phê và gừng tạo ra một bộ đôi chống lại các gốc tự do mạnh mẽ, đặc biệt cà phê là một trong những nguồn chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Để có được món đồ uống buổi sáng này, bạn chỉ cần thêm 1 thìa gừng xay vào cốc cà phê của bạn.
2. Trà gừng
Trà gừng là một thức uống phổ biến để làm ấm cơ thể trong mùa đông lạnh giá và trị đau họng, viêm họng. Nó không chỉ ấm áp mà còn có thể giúp bình tĩnh, giảm đau bụng. Một tách trà với hương vị hơi cay này vào buổi sáng sẽ đặc biệt hữu ích trong việc giảm buồn nôn, say tàu xe hoặc ốm nghén do mang thai.
Bạn có thể dễ dàng tự làm trà gừng tại nhà bằng cách bào củ gừng và ngâm trong nước sôi 10 phút. Thêm đường hoặc mật ong cho vừa vị.
3. Củ sen + gừng
Có tác dụng bồi bổ lá lách và dạ dày, giảm nôn mửa, tăng cường tiêu hóa, dưỡng huyết. Củ sen rửa sạch, thái lát, gừng thái lát, cho vào nồi cùng với 400 ml nước và nấu sôi, hạ lửa nhỏ và nấu khi nào củ sen chín nhừ. Chắt lấy nước, uống nóng, chia làm hai lần uống.
4. Cháo long nhãn + gừng
Có tác dụng dưỡng huyết, xoa dịu thần kinh, tăng cường sinh lực, bồi bổ trí não. Chuẩn bị gạo tẻ 75 gam, đậu đen 40 gam, long nhãn 25 gam, gừng tươi 20 gam, muối ăn 4 gam.
Cách làm: Vo sạch gạo trắng, long nhãn và đậu đen, ngâm đậu đen trong nước 4 tiếng, gừng tươi gọt vỏ giã nhuyễn lấy nước gừng. Sau khi nước sôi, cho đậu đen vào đun sôi rồi chuyển sang lửa nhỏ đun khoảng 20 phút rồi cho long nhãn, gạo trắng và nước gừng vào khuấy đều, chuyển sang lửa vừa và đun khoảng 30 phút cho đến khi nhừ, nêm muối.
5. Thêm nước gừng vào sinh tố
Nước gừng có vô số lợi ích sức khỏe, nó thúc đẩy quá trình trao đổi chất để chống lại vi khuẩn. Nó cũng đặc biệt tốt để điều trị đau bụng kinh, và đau nhức do tập thể dục .
Nếu bạn cảm thấy nước gừng khó uống, hãy cho nó vào cốc sinh tố mà bạn uống buổi sáng hoặc thức uống protein sau khi tập luyện.
Lưu ý khi dùng gừng
Gừng thích hợp cho bệnh nhân tỳ vị hư nhược, cảm mạo phong hàn, phong thấp, viêm phế quản mãn tính, đau thắt dạ dày.
Những người âm hư hỏa vượng, mắt đỏ và nội nhiệt, phong hàn, cảm mạo không nên ăn. Không nên ăn quá nhiều gừng một lúc hoặc quá nhiều trong thời gian dài, nếu không sẽ phản tác dụng.
Xem thêm:
4 bữa sáng tế bào ung thư thích nhất, ngay cả trứng cũng có thể nằm trong danh sách
Đừng chỉ ăn xôi, bánh mì buổi sáng, đây là 3 bữa sáng tốt nhất cho dạ dày, tim mạch