Mặc dù đã 100 tuổi nhưng giáo sư Chu vẫn đi làm vào cuối tuần, nước da hồng hào, mái tóc dày, tinh thần minh mẫn. Bí quyết sống thọ, trẻ lâu của bà nằm ở 6 thói quen đơn giản.
Người phụ nữ này tên là Chu Nam Tôn, sinh năm 1921, quê ở Nam Thông, Giang Tô, Trung Quốc. Bà là giáo sư, bác sĩ, chuyên gia phụ khoa của Bệnh viện Nhạc Dương thuộc Đại học y học cổ truyền Thượng Hải.
Mặc dù đã 100 tuổi nhưng mỗi ngày giáo sư Nam Tôn vẫn đi làm ở bệnh viện. Dù tuổi đã cao nhưng giáo sư vẫn có nước da hồng hào, mái tóc dày, tư duy nhanh nhẹn, nói chuyện mạch lạc, rõ ràng, nhìn chỉ giống như một người 70 tuổi.
Bác sĩ Chu Nam Tôn
Trong một cuộc phỏng vấn, giáo sư Nam Tôn nói với các phóng viên rằng, bí quyết chăm sóc sức khỏe của bà là tuân thủ một số thói quen sinh hoạt đơn giản trong nhiều thập kỷ qua.
1. Nước uống 3 loại đậu
Giáo sư Nam Tôn cho biết: “Trên thế giới không có loại thuốc bất tử. Tuy nhiên, vẫn có những thực phẩm có thể giúp bảo vệ sức khỏe”. Mặc dù không ăn nhiều đổ bổ như nhân sâm hay tổ yên, nhưng giáo sư vẫn có một món ăn được bà xem như "thuốc bổ" quý thường dùng mỗi ngày.
Giáo sư Nam Tôn khuyên phụ nữ nên dùng “nước uống 3 loại đậu” trong thời kỳ mãn kinh, bởi vì sự lo lắng và trầm cảm của phụ nữ mãn kinh sẽ kích hoạt một loạt thay đổi về thể chất. Do đó, uống nước 3 loại đậu có thể cải thiện vấn đề da xỉn màu, đồi mồi cũng như sức khỏe tổng thể.
Phương pháp: Sử dụng đậu xanh, đậu đỏ và đậu đen, mỗi loại 20g, thêm 6g cam thảo khô, sắc thành nước để uống, giúp giảm sưng viêm, bổ sung dinh dưỡng và cải thiện tình trạng da.
Bác sĩ Nam Tôn thường sử dụng nước đun từ 3 loại đậu và cam thảo.
Ngoài ra, giáo sư Nam Tôn cũng khuyên dùng canh sâm nấu với kỷ tử: Tác dụng lớn nhất của món canh này là bổ khí, dưỡng âm. Ngoài ra, những bạn nữ thường xuyên thức khuya cũng khuyên nên uống trước và sau khi thức khuya để khôi phục sức khỏe.
Phương pháp: Dùng 15g câu kỷ tử và 6g sâm, nấu vào buổi tối hôm trước, sáng hôm sau uống với nước ấm. Mỗi ngày uống 2 lần, đối với một số người tỳ vị hư nhược có thể cho thêm vài quả chà là đỏ vào khi nấu canh. Đối với những người có hệ tiêu hóa kém không nên sử dụng.
2. Không bao giờ ăn đồ chiên
Giáo sư Nam Tôn không bao giờ ăn đồ chiên rán. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành y, bà hiểu rõ tác hại của việc ăn nhiều đồ chiên rán tới sức khỏe, nhất là với phụ nữ càng nên tránh. Quá trình chiên sẽ tạo ra một lượng lớn chất độc hại và chất lão hóa trong thực phẩm, bao gồm cả “các sản phẩm cuối glycation tiên tiến” (AGES) có thể thúc đẩy lão hóa. Trong thực phẩm tươi sống, hàm lượng của các chất này không đáng kể, nhưng chúng sẽ tăng lên nhanh chóng sau khi chiên.
Khoa học hiện đại cũng chứng minh ăn nhiều đồ chiên rán có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì và cả ung thư.
3. Thường xuyên xoa bóp da đầu, tóc dày đen nhánh
Bác sĩ Nam Tôn khi còn trẻ
Giáo sư Nam Tôn đã 100 tuổi nhưng tóc đen vẫn còn khá nhiều. Mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, giáo sư Nam Tôn sẽ dùng tay xoa bóp và chải đầu. Trên đầu cũng chứa Việc làm này giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, nhờ đó tinh thần vào buổi sáng sẽ tốt hơn. Làm việc này trong thời gian dài có thể ngăn ngừa chứng đau đầu, mất ngủ.
4. Massage lưng mỗi ngày
Bảo vệ lưng là bảo vệ nội tạng
Mỗi ngày khi về nhà, giáo sư Nam Tôn có một công việc mà bà không bao giờ bỏ lỡ đó là nhờ con gái xoa bóp lưng. Giáo sư nói: “Trên lưng có ba huyệt chính là Tâm Du, Can Du, Thận Du, sau khi xoa bóp có cảm giác dễ chịu, khí huyết lưu thông, kinh mạch được khai thông. Việc thông kinh mạch và khí huyết sẽ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của toàn bộ cơ thể, cơ thể tự nhiên sẽ khỏe mạnh hơn”.
Chăm sóc lưng cũng là chăm sóc ngũ tạng, bởi phần trên của lưng tương ứng với phổi và tim, phần dưới của lưng tương ứng với lá lách, dạ dày, gan và túi mật, và phần eo tương ứng với thận, bàng quang, ruột già và ruột non. Vì vậy, dưỡng lưng là bồi bổ nội tạng, điều hòa tim, gan, lá lách, phổi, thận.
5. Ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ, giảm huyết áp và ngủ ngon
Nói về vấn đề giảm huyết áp mà những người trung niên và cao tuổi quan tâm nhất, giáo sư Nam Tôn cho biết: "Huyết áp của tôi bao nhiêu năm nay vẫn bình thường. Nếu cảm thấy mệt mỏi trong ngày hoặc có điều gì đó lo lắng, để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, tôi sẽ ngâm chân trước khi đi ngủ, nhiệt độ nước từ 30-40 độ C, ngâm từ 15 đến 20 phút. Ngâm chân có thể làm hạ huyết áp”.
Giáo sư Nam Tôn khuyên đun nước ngâm chân với lá ngải cứu, cũng giúp bạn ngủ ngon hơn.
6. Muốn không bệnh tật thì tâm phải an
Ngoài những lời khuyên trên, với hơn 70 năm kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị bệnh phụ khoa của mình, giáo sư Nam Tôn nhắc nhở phụ nữ phải luôn bình tĩnh, vui vẻ và lạc quan. Giận dữ và lo lắng sẽ dẫn đến gan và khí bị ngưng trệ, ảnh hưởng đến lá lách và dạ dày, nguyên nhân khiến khí huyết tắc nghẽn.
Giáo sư Nam Tôn nói: "Về công việc ai cũng bận rộn và không tránh khói những lúc bực bội. Tuy nhiên tôi luôn suy nghĩ, dù làm việc gì cũng cố gắng không được căng thẳng, luôn duy trì một tâm trạng thư thái”.