Với nhiều năm kinh nghiệm tham gia nghiên cứu và điều trị các bệnh ung thư, bác sĩ Đường Chiêu Du, chuyên gia nổi tiếng của Trung Quốc, năm nay 90 tuổi bật mí môn thể thao tốt nhất để chống ung thư không phải là chạy bộ, mà là môn bơi lội.
Bơi lội là công thức bí mật để chống lại bệnh ung thư
Bác sĩ Đường Chiêu Du cho biết ông và một đồng nghiệp cùng bị sỏi mật cách đây 30 năm. Tình trạng bệnh sỏi mật của người đồng nghiệp không những không khỏi mà sau nhiều năm tiến triển thành ung thư, cuối cùng người bạn của ông chết vì bệnh này. Vì vậy, người nhà và những đồng nghiệp khác đều khuyên ông Đường nên loại bỏ sỏi mật càng sớm càng tốt để tránh ung thư.
Bác sĩ Đường Chiêu Du
Tuy nhiên, bác sĩ Đường không đồng ý, đến nay sỏi mật vẫn tồn tại trong cơ thể của ông. Ông cho biết, bản thân không bị các biến chứng nguy hiểm từ sỏi mật dẫn đến ung thư như người đồng nghiệp là do ông có thói quen tốt và kiên trì bơi lội.
Bác sĩ Đường thích môn bơi lội từ năm 60 tuổi, kiên trì ngày này qua ngày khác và nó đã trở thành một phần trong cuộc sống ông. Mỗi ngày, bác sĩ Đường bơi liên tục khoảng 30 phút. Sau khi bơi, ông không những không mệt mỏi mà luôn cảm thấy cơ thể tràn đầy năng lượng.
Sau khi cơ thể nhận được những lợi ích rõ ràng từ việc bơi lội, bác sĩ Đường đã giới thiệu phương pháp này cho hầu hết bệnh nhân ung thư, ngoài việc điều trị bệnh thì còn khuyến khích họ bắt đầu đi bơi, sau nhiều năm, bệnh ung thư cũng đã được kiểm soát.
Tại sao bơi lội có tác dụng chống ung thư phi thường như vậy?
Để khẳng định bơi lội vừa phải có tác dụng cho việc phòng chống ung thư, bác sĩ Đường Chiêu Du đã cùng các học trò của mình tiến hành một thí nghiệm: Họ cấy ghép ung thư gan vào chuột bạch thí nghiệm, và tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Kết quả của thí nghiệm là chuột bạch biết bơi sống sót trong 70 ngày, chuột không bơi sống sót trong 60 ngày, chuột bơi quá nhiều sống sót dưới 50 ngày. Điều này là do dopamine có thể ức chế sự phát triển của khối u và điều chỉnh chức năng miễn dịch của cơ thể chúng ta. Bơi vừa phải có thể làm tăng mức dopamine trong cơ thể ở một mức độ nhất định, và bơi quá nhiều sẽ làm giảm mức này.
Ngoài ra, một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng bơi hơn nửa giờ có thể tăng tốc độ lưu thông máu và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Ngoài tác dụng chống ung thư, không thể không kể đến nhiều lợi ích khác của bơi lội
Tăng dung tích phổi: Đây là hiệu quả rõ ràng nhất, vì nhịp thở và chuyển động của chúng ta phải được phối hợp khi bơi, giúp thở sâu hơn và tăng cường hơn tính đàn hồi của mô phổi và thành mạch máu.
Giảm cân: Bơi lội có thể giúp giảm cân, vì khi bơi có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể diễn ra nhanh hơn.
Tăng cường sức đề kháng: Khi chúng ta bơi, cơ thể được kích thích bởi nước lạnh, điều này giúp cơ thể tăng cường khả năng thích ứng với sự thay đổi của nhiệt độ.
Giải tỏa căng thẳng: Theo quan điểm y học, endorphin là một loại hormone tạo cảm giác dễ chịu, và endorphin có thể cải thiện tâm trạng của con người. Trong quá trình bơi lội, nó kích thích tiết ra endorphin, có thể giải tỏa tâm trạng chán nản của bạn.
Tăng tuổi thọ: Các nhà nghiên cứu tại Đại học Nam California, Mỹ đã quan sát 40.547 người đàn ông trong độ tuổi 20-90. Khoảng thời gian quan sát này là 32 năm. Kết quả cho thấy tỷ lệ tử vong của những người đàn ông tập bơi thấp hơn một nửa so với những người đàn ông chạy bộ và người hầu như không tập thể dục.
Tóm lại, để chống lại và ngăn ngừa ung thư thì bơi thôi chưa đủ mà bạn còn phải có một chế độ ăn uống tốt, giữ tinh thần luôn lạc quan, từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, thức khuya… chỉ có như vậy bạn mới có một cơ thể khỏe mạnh và tránh xa ung thư.