Ngày Tết có rất nhiều món ngon như bánh chưng, giò chả, canh măng… Liệu người mắc tiểu đường có được ăn những thực phẩm này? TS.BS Trương Hồng Sơn sẽ giải đáp thắc mắc này.
Nơi công tác: Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Chào bác sĩ!
Bố mẹ tôi năm nay hơn 60 tuổi, cả hai đều được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 2 và đang điều trị bằng thuốc hàng tháng. Mẹ tôi kiêng khem tốt hơn, nhưng bố tôi thi thoảng vẫn ăn và uống rượu, nhất là dịp gia đình có việc, nghỉ lễ con cháu về chơi.
Sắp tới dịp nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày, tôi rất lo lắng về tình hình sức khỏe của bố mẹ, nhất là bố tôi. Bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi với người bị tiểu đường cần có lưu ý gì về chế độ ăn uống trong ngày Tết. Đặc biệt bác sĩ cho tôi lời khuyên cụ thể về việc nên tránh hoặc kiêng thực phẩm gì và dùng loại thực phẩm nào là hợp lý?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Tiểu đường hay đái tháo đường là căn bệnh mãn tính và như chia sẻ thì cả bố mẹ bạn đều phải dùng thuốc điều trị. Như vậy chắc chắn bác sĩ điều trị cũng đã có những tư vấn về việc ăn uống sao cho hợp lý nhất.
Trước hết ngày Tết là ngày các thành viên trong gia đình đoàn tụ, dành tình cảm và niềm vui cho nhau trong dịp đầu năm mới. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh tiểu đường, dù vui Tết nhưng cần tuân thủ và kiểm soát chặt chẽ thực phẩm ăn uống hàng ngày. Tuyệt đối không nên có tư tưởng ăn uống thoải mái vài hôm rồi kiêng sau.
Các món ăn ngày Tết chứa nhiều đường, chất béo, chất đạm hoặc bia rượu có thể khiến bệnh nặng nề hơn. Kiểm soát chế độ ăn là một phần quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Với bệnh này, chỉ có cách kiểm soát duy nhất là chế độ ăn kết hợp với các thuốc hạ đường huyết để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Người bị bệnh tiểu đường ngoài việc ăn kiêng còn cần ăn uống đúng giờ, ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh đường huyết tăng cao sau khi ăn, hay đường huyết tụt quá thấp do khoảng cách giữa các bữa ăn kéo dài.
Ngày Tết những người tiểu đường nên hạn chế ăn bánh chưng, giò chả, đặc biệt là bánh kẹo.
Những thực phẩm mà người tiểu đường cần tránh trong ngày Tết:
- Cần tránh xa các thực phẩm giàu chất đường hấp thu nhanh như bánh chưng, bánh tét, xôi chè, bánh mứt kẹo, hoa quả sấy khô (mít khô, vải khô, nhãn khô).
- Những thực phẩm giàu chất béo: Thịt mỡ, thịt đông, giò thủ, nội tạng động vật, các món xào rán…
- Nên hạn chế rượu vì rượu có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.
- Các thực phẩm sau cũng cần hạn chế: Cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai (khoai lang, khoai mì...), bánh quy, trái cây ngọt.
Người bị đái tháo đường nên sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: Ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, bánh mì đen, bánh mì nguyên cám; các loại rau không chứa tinh bột: cà chua, cà rốt…; các loại trái cây như: táo, chuối, bưởi, mận, lê, kiwi, ổi…
Ăn nhiều trái cây, rau, đậu, ngũ cốc không chỉ cung cấp cho cơ thể một lượng đường hấp thu chậm mà còn cung cấp chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Mọi thắc mắc của bạn đọc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý độc giả đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3 - 5 hàng tuần trên mục Sức khỏe. |
Tin liên quan
Trẻ 10 tuổi nặng 60 kg thì có béo không, liệu có nguy cơ mắc tiểu đường? Nên đi khám ở đâu tốt nhất?
Dù con mới 10 tuổi nhưng cân nặng lên tới 60kg, tuy nhiên mẹ vẫn phân vân không biết có nên đi khám hay không và khám ở đâu? TS.BS Nguyễn...
Với nguồn thực phẩm phong phú và đa dạng trong cách chế biến, mùa đông là thời điểm có rất nhiều món ăn ngon kích thích vị giác của mọi...
Mỗi ngày uống ngần này cốc trà giúp da đẹp, tóc dày chẳng tốn tiền mỹ phẩm, còn ngừa bệnh tiểu đường
Uống trà là sở thích của nhiều người nhưng uống quá nhiều hay quá ít đều không có lợi.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng khá lớn tới tình trạng bệnh tiểu đường nhưng liệu việc thay đổi hẳn cách ăn hay lựa chọn thực phẩm có khiến bệnh...
Tin bài cùng chủ đề Năm Mão chia sẻ Mẹo
Những món ăn này tuy không gây béo, lại rất đưa miệng ngày Tết song nó lại dễ gây tích nước, phình bụng nếu ăn không kiểm soát.