Ít ai biết rằng, rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất cao, được dùng để làm thuốc.
Theo Đông y, rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc. Công dụng chính của rau mồng tơi là thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc.
Đặc điểm nổi bật của rau mồng tơi có là chứa rất nhiều chất nhầy. Chất nhầy này có hiệu quả giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, kích thích các nhu động ruột và tác dụng nhuận tràng tốt. Rất thích hợp để điều trị táo bón lâu ngày. Những người có dấu hiệu phân khô, cứng, thường có biểu hiện nặng bụng hoặc sôi bụng, có khi là đau quặn bụng vùng dưới hoặc quanh rốn nên ăn rau mồng tơi để điều trị bệnh hiệu quả.
Ảnh minh hoạ
Chất nhầy trong mồng tơi còn có tác dụng ngăn chặn quá trình hấp thu chất béo trong đường tiêu hóa. Chính vì vậy, mồng tơi rất có ích cho những người muốn giảm cân hoặc bệnh nhân có rối loạn mỡ máu.
Chất nhầy của rau mồng tơi cũng có tác dụng hấp thu cholesterol, cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Người mập phì muốn giảm cân nên ăn rau mồng tơi vì nó có khả năng sinh nhiệt thấp, lại thông tiểu và nhuận tràng.
Với đặc tính trên, theo các chuyên gia, không nên ăn quá 2 lần/tuần. Những người bị sỏi thận, gút phải kiêng loại rau này hoàn toàn vì sẽ khiến tình trạng đau nhức khớp thêm trầm trọng do có khả năng tích tụ axit uric trong cơ thể.
Tác hại khi ăn quá nhiều rau mồng tơi
Mặc dù mồng tơi có nhiều chất dinh dưỡng (1/2 chén rau mồng tơi sau khi nấu chín cung cấp 190% lượng vitamin A, 20% lượng sắt mà cơ thể cần). Tuy nhiên, không nên lạm dụng bởi lý do sau:
Ảnh minh hoạ
- Hấp thu kém: Ăn quá nhiều rau mồng tơi khiến cơ thể hấp thụ kém vì chứa một hàm lượng axit oxalic cao. Đây là một loại chất hóa học có khả năng liên kết với canxi, sắt, khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng khác.
Do đó, khi ăn rau mồng tơi nên ăn kèm theo các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, cà chua, khế. Đặc biệt là ăn rau mồng tơi nấu khế sẽ rất tốt cho cơ thể.
- Sỏi thận: Vì chứa lượng axit oxalic, purin cao nên ăn nhiều rau mồng tơi chuyển hóa thành axit uric, sẽ tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, tích tụ trong cơ thể dễ gây bệnh gút, sỏi thận .
- Gây vàng, ố răng: Chất nhầy ở rau mồng tơi khi ăn quá nhiều sẽ hình thành mảng bám, cáu lại ở răng vì không hòa tan được trong nước. Từ đó, răng bạn sẽ bị đen, vàng.
- Gây khó chịu trong dạ dày: Mồng tơi có hàm lượng chất xơ cao. 1 chén rau mồng tơi nấu chín có 6g chất xơ. Lượng chất xơ quá lớn sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa trong cơ thể dẫn đến khó tiêu, đầy hơi, chuột rút.
Cách chọn rau mồng tơi không nhiễm hóa chất
Ảnh minh hoạ
Chọn rau dựa vào ngọn
Bạn nên chọn những bó rau có ngọn nhỏ và có màu xanh thẫm, không có màu tái, nhìn cứng cáp, những bó mồng tơi này giòn và ngon. Ngoài ra không chọn bó có ngọn vươn dài, thân to mập, màu xanh thiếu ánh sáng vì là rau đã tẩm thuốc kích thích.
Chọn rau dựa vào phần thân
Rau mồng tơi chọn rau có màu xanh đều từ lá đến thân, nhiều ngọn, số lượng lá ít, kích cỡ lá càng nhỏ thì rau ăn càng ngon.
Chọn rau dựa vào phần lá
Bạn nên cho lá tươi, bề mặt sáng, láng bóng. Lưu ý không chọn lá to, ngọn ít, nhìn trông mập mạp nhưng đó là rau đã phun thuốc. Ngoài ra không chọn bó mồng tơi có lá bị dập nát, lá bị héo úa và vàng hoặc bị rách do sâu ăn.
Phó chủ tịch hội Đông y Ba Đình, Hà Nội