Mùa đông thời tiết ngày càng lạnh, đặc biệt vào giữa đêm nhiệt độ càng xuống thấp, mọi người cần phải chú ý giữ ấm cho cơ thể. Tuy nhiên, giữ ấm phải đúng cách, nếu không sẽ khiến cơ thể bị tổn thương, và trường hợp của cậu bé 10 tuổi là minh chứng.
Ngô Xương Đằng, trưởng Khoa Cấp cứu ở Bệnh viện nhi Trường Canh Lâm Khẩu đã chia sẻ về một trường hợp: Ở phòng cấp cứu bác sĩ đã tiếp nhận một bệnh nhân nhí 10 tuổi bị bỏng ở mu bàn chân. Nguyên nhân là do người mẹ vì lo lắng đứa trẻ bị lạnh trong thời tiết của mùa đông nên đã sử dụng túi chườm nóng đặt lên mu bàn chân để giúp cậu bé giữ ấm.
Chân của cậu bé 10 tuổi bị bỏng khá nặng sau khi dùng túi chườm nóng
Không ngờ, thể chất của đứa trẻ khá lạnh, tuần hoàn tứ chi tương đối kém, nên dù đã để nhiệt độ túi chườm nóng ở mức độ không cao, nhưng trong thời gian dài giữ ấm vẫn khiến da cậu bé bị đỏ, nóng và phồng rộp gây “bỏng ở nhiệt độ thấp”.
Bác sĩ Ngô Xương Đằng cảnh báo: Một khi da bị bỏng ở nhiệt độ thấp, thì cần phải chăm sóc vết thương cẩn thận để tránh nhiễm trùng thứ cấp. Ngoài ra, thời tiết trở lạnh, nhiều người sẽ sử dụng túi chườm nóng, chăn điện, hay miếng dán giữ nhiệt,… thì những trường hợp này nên chú ý đến “bỏng ở nhiệt độ thấp”.
Bác sĩ Ngô Xương Đằng cảnh báo những người sau đây không nên sử dụng các loại sản phẩm giữ nhiệt
- Những người lớn tuổi, da mỏng, không dễ cảm thấy đau, nếu sử dụng túi chườm nóng ở nhiệt độ thấp cũng rất dễ gây bỏng.
- Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, khả năng cảm nhận đau vô cùng kém cũng cần phải chú ý.
- Những bệnh nhân nằm liệt giường, lưu thông máu kém, phản ứng chậm với nhiệt và đau, sử dụng các sản phẩm giữ nhiệt cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị bỏng.
Những lưu ý đặc biệt khi mua và sử dụng túi sưởi/ túi chườm nóng, chăn điện
- Nên mua hàng có nhãn mác công ty, nơi xuất xứ và có độ tin cậy
- Không sử dụng khi đang cắm điện khi dùng sản phẩm này, khách hàng cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng.
- Túi sưởi là túi vải nhựa chứa dung dịch nước muối được làm nóng bằng cơ chế trao đổi ion sinh nhiệt. Vì để có độ mềm mại dễ sử dụng nên cũng dễ bị thủng do vật sắc nhọn hay bị bục do vật nặng đè lên.
- Khi cắm điện để các sản phẩm giữ nhiệt tránh xa người ít nhất 2m, không sờ tay vào ổ cắm điện, không để gần trẻ em, không để vật nặng đè lên túi, không ngồi lên túi, không dùng vật sắc nhọn vạch lên túi...
Cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng túi chườm nóng
- Nếu túi đã bị rò rỉ tuyệt đối không được sử dụng. Không đổ dung dịch trong túi ra ngoài, không dùng bất cứ dung dịch nào thay thế dung dịch chuyên dùng của túi để tránh xảy ra sự cố nguy hiểm.
- Để sản phẩm sử dụng được bền lâu, trước khi cắm điện nên để túi vào nơi bằng phẳng, chỗ cắm điện trên mặt túi hướng lên trên, cắm dây vào chỗ cắm điện trên túi trước rồi mới cắm vào ổ điện sau. Người sử dụng cũng nên lót một chiếc khăn hay miếng vải bên dưới túi để cách nhiệt. Khi cắm điện, đèn báo trên phích cắm báo sáng, nạp đủ nhiệt đèn sẽ tắt. Cũng có thể không cần chờ đèn tắt dùng tay ước lượng độ nóng theo ý muốn. Trong quá trình cắm điện thỉnh thoảng dùng tay lắc nhẹ cho dung dịch trong túi nóng đều và độ nóng cao hơn.
- Khi đang cắm điện không được lau, rửa hoặc ngâm túi trong nước.
- Nếu túi bị ướt nhất định phải lau khô mới được cắm điện sử dụng.
Phương thức tránh bỏng nhiệt độ thấp
Không để túi chườm nóng quá lâu ở một ví trí trên cơ thể
- Không để da tiếp xúc trực tiếp với các vật nóng, chẳng hạn như túi giữ nhiệt được gắn trên quần áo, chăn điện, túi chườm nóng.
- Khi ngủ không sử dụng các sản phẩm giữ ấm.
- Khi sử dụng các sản phẩm giữ nhiệt không nên để ở một ví trị quá lâu trên cơ thể, tốt nhất thay đổi vị trí sau 30 phút.