Các phi tần xưa đang bị kinh nguyệt sẽ làm gì khi được Hoàng đế sủng ái?

HÀ VŨ. - Ngày 24/03/2022 20:30 PM (GMT+7)

Thời cổ đại, phi tần được chọn để Hoàng đế “thị tẩm” là một vinh dự vô cùng lớn, tuy nhiên rắc rối khiến các phi tần khó chịu nhất là kỳ “kinh nguyệt” đến không đúng lúc.

Thời cổ đại Trung hoa, trong cung có khoảng 3 nghìn mỹ nữ phục vụ Hoàng đế, trong đó rất nhiều người mong được sủng ái, nếu mang thai rồng thì quả là vinh hạnh tột bậc. Bởi vậy, hầu hết các mỹ nữ đều mong được để mắt và sẵn sàng phục vụ việc "giường chiếu" bất cứ lúc nào Hoàng đế muốn. Thế nhưng, một rắc rối cản đường không nữ nhân nào tránh được, dù ở thời nào, chính là "kỳ kinh nguyệt".

Thời cổ đại, máu kinh của phụ nữ được coi là điềm gở. Tất nhiên, ở thời hiện đại, quan hệ khi phụ nữ có kinh nguyệt cũng bị coi là nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cả nam và nữ. Do đó, các phi tần xưa phải tránh quan hệ với Hoàng đế trong thời kỳ hành kinh. Tưởng rằng, việc này chỉ cần nói trước với Hoàng đế một câu là xong, nhưng ở trong cung với muôn vàn quy tắc, chỉ cần sai phạm trong lời nói cũng có thể mất mạng. Vì vậy các phi tần khi được Hoàng đế lựa chọn “thị tẩm” cũng rất đau đầu trong việc nghĩ ra các giải pháp thông báo cho Hoàng đế rằng mình đang "đèn đỏ". 

4 cách mà Phi tần "trốn thị tẩm" khi đến kỳ kinh nguyệt:

1. Đeo nhẫn vàng

Các phi tần xưa đang bị kinh nguyệt sẽ làm gì khi được Hoàng đế sủng ái? - 1

Phi tần trong cung đời Đường khi “đến tháng” sẽ đeo một chiếc nhẫn vàng trên tay. Việc đeo nhẫn vàng này cũng gửi đi một thông điệp rằng không thể “sủng hạnh” và hầu hạ Hoàng đế. Khi nhìn chiếc nhẫn này, Hoàng đế cũng sẽ hiểu được nữ nhân đó đang trong kỳ kinh nguyệt. Thậm chí, nếu phi tần này đang được Hoàng đế yêu mến thì sẽ được hỏi han sức khỏe và cho phép nghỉ ngơi đêm đó.

2. Buộc lụa đỏ ở tay, đánh dấu đỏ lên mặt

Bởi vì kinh nguyệt tượng trưng cho màu đỏ, đến thời nhà Đường, khi các phi tần “đến tháng” sẽ lựa chọn buộc lụa đỏ vào tay. Do đó, khi Hoàng đế nhìn thấy tấm lụa đỏ trên tay phi tần thì sẽ không lựa chọn để “thị tẩm”.

Ngoài ra, nếu như phi tử nào cơ thể “không tiện”, họ sẽ chấm lên trán một nốt mực màu đỏ. Điều này giúp các thái giám quản lý phi tần của hoàng đế hiểu được tình trạng của họ, qua đó có thể giúp Hoàng đế không chọn nhầm phi tần để "thị tẩm".

3. Liều mạng tìm người thay thế

Các phi tần xưa đang bị kinh nguyệt sẽ làm gì khi được Hoàng đế sủng ái? - 2

Phương pháp "trộm long tráo phụng", tìm người thay thế để mạo danh mình đi "thị tẩm". Vốn dĩ số phi tử trong hậu cung của các Hoàng đế thường rất đông đúc, hơn nữa nhóm người này được xem như những nữ chủ, không phải chịu sự quản thúc quá mức chặt chẽ như tầng lớp nô tỳ.

Vì vậy chỉ cần không phải là người thường xuyên được sủng ái hoặc có thân thế quá đặc biệt, việc Hoàng đế và các cung nữ, thái giám không nhớ mặt một số phi tử vốn là điều rất đỗi bình thường. Cũng nhờ vào điều này mà một số phi tử bị triệu đi sủng ái vào những ngày có "kinh nguyệt" hầu hạ thì có thể "đánh liều" lén lút nhờ người khác đi thay mình.

Tuy nhiên vì có xác suất rủi ro rất lớn nên cách này vốn bị xếp vào hạ sách và rất ít khi được áp dụng, bởi nếu bị bất kỳ ai phát hiện hoặc tố giác thì cả phi tử đó và người mạo danh đều sẽ bị xử chết vì phạm vào đại tội rối gạt Thiên tử.

4. Thái giám sẽ bẩm báo tới Hoàng đế

Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, "phòng ngự y" được thiết kế đặc biệt để quản lý công việc của các phi tần trong hậu cung, nếu sắp đến kỳ kinh nguyệt của thê thiếp, thái giám sẽ được cử đến thông báo trước và sẽ hạ chiếu hiệu của thê thiếp để tránh Hoàng đế lựa chọn vào. Bởi “chuyện ấy” của Hoàng đế không phải là đơn giản, nếu để liên lụy cũng có rất nhiều vấn đề xảy ra.

Các phi tần xưa đang bị kinh nguyệt sẽ làm gì khi được Hoàng đế sủng ái? - 3

Các phi tần dù có địa vị cao quý thế nào thì trong cung vẫn phải cẩn thận, sống thận trọng, để có được phúc khí của Hoàng đế, họ không chỉ phải cạnh tranh với các phi tần khác mà còn phải lấy lòng các thái giám, vì vậy mặc dù họ có thể hưởng vinh hoa phú quý, nhưng cuộc sống không dễ dàng.

Được thị tẩm và sủng ái là mong muốn để có thể ghi điểm trong mắt Hoàng đế. Cho nên, việc tránh gặp khi đến kỳ đèn đỏ cũng là nỗi buồn của nhiều nữ nhân nhất là những người đang nuôi hi vọng được sủng hạnh hay mang long thai.

Quan điểm hiện đại: Có cần kiêng ân ái khi "đèn đỏ"?

Dưới góc nhìn khoa học, một số chuyên gia về sức khỏe sinh sản cho rằng, các đôi nên tránh hoạt động phòng the trong những ngày tới tháng của phái đẹp để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm. Lý do là: Trong thời điểm này, cổ tử cung của phụ nữ giãn nở, khi ân ái sẽ dễ mang theo vi khuẩn bên ngoài xâm nhập sâu vào bên trong, có thể dẫn đến nhiễm trùng và các bệnh phụ khoa khác cho người nữ. 

Tuy nhiên, cũng có vài ghi nhận cho thấy "yêu" trong chu kỳ kinh nguyệt có thể giúp các bóng hồng giảm thời gian hành kinh, xoa dịu căng thẳng và và giảm đau đầu. 

Xem thêm: 

Chồng mới cưới “chạy mất dép” ngay đêm tân hôn vì vùng cấm của vợ quá lạ

Đang “yêu” cuồng nhiệt, cô gái đột nhiên biểu hiện lạ, đi cấp cứu phát hiện không chỉ đột quỵ

Bí quyết sống thọ của Hoàng đế Càn Long gói gọn trong phương pháp 10 nên 4 cấm
Hoàng đế Càn Long là vị vua sống thọ và tại vị lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc nhờ những bí quyết chăm sóc sức khỏe kiên trì và khoa học.

Sống khỏe

HÀ VŨ. Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh phụ nữ