Ăn trái cây rất có lợi cho sức khỏe, nhưng có những loại trái cây không phải ai ăn cũng tốt và ăn lúc nào cũng bổ dưỡng. Những 'đại kỵ' khi ăn trái cây dưới đây bạn nên biết để điều chỉnh trước khi 'quá muộn'.
Ảnh minh họa: Internet
Ăn trái cây ngay sau bữa ăn
Trái cây chứa lượng calo trung bình nhiều gấp 3 lần so với rau củ trong bữa ăn. Ăn trái cây sau bữa chính sẽ khiến bạn tăng nhu cầu ăn vặt vô tội vạ và lờ đi các dấu hiệu no bụng.
Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy trong thành phần của trái cây chứa nhiều cacbonhydrat, đường mía, tinh bột, đường glucose… Do đó ăn trái cây ngay sau bữa ăn sẽ tạo thêm gánh nặng cho dạ dày, đường ruột và tuyến tụy.
Ăn trái cây để giảm cân
Đối với những người đang muốn giảm cân, việc ăn trái cây thay cơm hoặc ăn trái cây ngay sau ăn cũng là điều không tốt vì ăn nhiều trái cây sau ăn cũng là nguyên nhân khiến dạ dày bị giãn ra, dẫn tới béo phì.
Uống nước cam vắt hay ăn cả múi?
Uống nước cam thì sẽ nhận được các chất dinh dưỡng quan trọng như đường, vitamin các loại, nước giải nhiệt… nhưng sẽ thiếu đi lượng chất xơ cần thiết. Ăn cả múi cam sẽ thu nhận đủ chất dinh dưỡng từ cam đồng thời có thêm nguồn chất xơ rất lợi cho tiêu hóa. Người đái tháo đường ăn trái cây thì càng nên ăn nguyên xác, chất xơ sẽ giúp làm chậm tăng đường huyết. Vì thế, nên hạn chế vắt nước hay xay sinh tố trái cây.
Có nên ăn hoa quả chín muồi?
Đa số các loại trái cây sẽ đạt được hương vị ngon nhất khi chín muồi nhưng chưa chín rục. Những loại có mủ như măng cụt, mãng cầu, mít , sầu riêng… thì nên ăn khi trái đã chín thật sự.
Tuy nhiên, nếu trái cây đã chín rục, thâm đen hay lên men rượu rồi thì thành phần dinh dưỡng có thể đã thay đổi, do đó chỉ nên ăn khi màu, mùi, vị còn tốt. Trái cây úng thúi, vị đắng… không nên dùng. Người đái tháo đường chỉ nên ăn chuối hơi sống, xoài hơi xanh… để hạn chế tăng đường huyết.
Có nên để trái cây vào tủ lạnh ăn dần?
Các loại vitamin bổ dưỡng trong trái cây như vitamin C, folate… có thể bị mất dần dưới tác dụng của ánh sáng, không khí, nhiệt độ… Quá trình mất chất này sẽ càng tăng nhanh hơn nếu vỏ ngoài của trái cây bị phá vỡ hoặc bề mặt tiếp xúc không khí của trái cây tăng lên khi cắt nhỏ ra. Vì vậy, cần chọn trái cây tươi và gọt vỏ, cắt miếng xong ăn ngay để nhận được chất dinh dưỡng nhiều nhất.
Gọt vỏ, cắt miếng trái cây để lâu sẽ làm cho quá trình oxy hóa và nhiễm khuẩn trái cây nhanh và dễ dàng hơn. Một số trái cây như táo có thể ăn cả vỏ (nếu thích) thì phải ngâm rửa sạch trước ăn, nếu gọt vỏ thì nên ăn ngay. Táo mất lớp vỏ bảo vệ sẽ dễ bị oxy hóa nếu để lâu trong không khí.
Trẻ ăn hoa quả khi nào là an toàn?
Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện và khó hấp thu nếu bạn cho con ăn quá nhiều. Bạn có thể cho bé ăn trái cây từ khi con được 4 – 6 tháng tuổi nhưng chỉ nên cho con ăn những loại quả dễ tiêu hóa và ăn ít một chứ không nên cho bé ăn quá nhiều vì có thể dẫn đến khó tiêu, tiêu chảy.
Những loại trái rất tốt mà bạn có thể cho trẻ ăn như chuối chín, dâu tây, đu đủ chín, nho, kiwi, xoài chín… Khi cho bé ăn trái cây, ba mẹ nên lưu ý không nên cho bé ăn trái cây họ cam quýt quá sớm vì axit trong những loại trái này không tốt cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Hãy cho bé ăn chúng khi con đã được hơn 1 tuổi.
Những trái cây ăn vào buổi tối gây hại sức khỏe
Quả anh đào
Thời tiết tốt để ăn quả anh đào là vào tháng 5, quả anh đào có nguồn dinh dưỡng phong phú, có thể đem đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể của chúng ta như: phòng ngừa thiếu máu, phòng ngừa các bệnh tim mạch, các bệnh đường tiêu hóa, tốt cho não, cho mắt, phòng ngừa ung thư,…
Tuy nhiên, lượng đường và chất xơ trong quả ảnh đào cũng rất cao. Nếu ăn quả anh đào vào ban đêm có thể dẫn đến dư thừa chất xơ, gây hậu quả đầy hơi, ợ nóng, tiêu chảy. Tiêu thụ quá nhiều lượng đường trong quả anh đào, nó sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ có thể làm chúng ta bị béo phì.
Quả bơ
Quả bơ là một loại thực phẩm xanh lành mạnh tốt cho sức khỏe, rất nhiều người tập thể dục đều thích bổ sung protein thông qua quả bơ. Quả bơ có tác dụng tẩm bổ cơ thể rất tốt như: chống viêm, bảo vệ mắt, tốt cho tim mạch, ngăn ngừa ung thư, chống lão hóa, thậm chí nó còn được xem như là một bữa ăn thay thế cho trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, hàm lượng chất béo có trong quả bơ rất cao, nếu bạn ăn với số lượng vừa phải vào ban ngày sẽ có tác dụng giúp bạn no lâu và kiểm soát cân nặng, nhưng bạn ăn quá nhiều vào buổi tối, sẽ phản tác dụng là cung cấp cho cơ thể nhiều calo, dẫn đến mất kiểm soát cân nặng, thậm chí còn tăng lipid trong máu.
Sầu riêng
Sầu riêng được gọi là "vua" của trái cây, rất giàu chất dinh dưỡng, nó có tác dụng tốt đối với cơ thể như: tốt cho xương, tim, cơ bắp, điều trị táo bón, chống trầm cảm, phòng bệnh thiếu máu... Nhưng bạn có biết, 2/3 của thịt sầu riêng đều là đường và chứa lượng chất béo cao hơn gấp 3 lần so với các loại trái cây khác.
Sầu riêng không nên ăn vào buổi tối, đặc biệt là đối với những người đang muốn giảm cân và những bệnh nhân bị tiểu đường. Hơn nữa sầu riêng cũng có thể gây đầy hơi, khó tiêu, do sầu riêng có tính nóng.
Măng cụt
Mọi người khi ăn măng cụt sẽ đều cảm thấy rất mất công, bởi vì vỏ quả măng cụt rất cứng, hơn nữa sau khi bóc được vỏ chỉ có một miếng nhỏ thịt quả, nhưng hương vị quả măng cụt rất thơm, dinh dưỡng phong phú, đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Tác dụng của măng cụt giúp bảo vệ sức khỏe như: tăng cường miễn dịch, bảo vệ tim mạch, chống tiểu đường, chống viêm, giúp giảm cân, ngăn ngừa ung thư… Tuy nhiên, ăn măng cụt vào buổi tối rất dễ dẫn đến hiện tượng trúng độc, đối với những người nhạy cảm có thể gây ra một số dị ứng như nổi mề đay, ngứa phát ban, thậm chí nặng hơn gây sưng miệng, môi, gây tức ngực…
Quả xoài
Quả xoài rất giàu vitamin C, A, axit folic,…và thường xuyên ăn xoài có thể giúp chúng ta cải thiện khả năng miễn dịch, phòng dị tật thai nhi, tăng cường thị lực, giúp làm đẹp da, giảm cân...
Tuy nhiên, hàm lượng đường trong xoài rất cao, và ăn xoài trước khi đi ngủ, dễ làm tăng lượng đường trong máu, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường, ngoài ra xoài cũng gây một số tác dụng phụ dị ứng, tiêu chảy, viêm da tiếp xúc…
Nho khô
Hàm lượng đường trong nho khô rất cao, và mười quả nho khô nhỏ tương đương với nhiệt lượng của một bát cơm lớn. Khi chúng ta ăn nho khô, cảm thấy rất ngon nên thường quên đi lượng đường nạp vào cơ thể. Nếu ăn quá nhiều vào buổi tối sẽ tăng tiêu thụ thêm calo, tăng lượng đường trong máu, dẫn đến nguy cơ bị bệnh tiểu đường rất cao.
Thanh long
Thanh long có nhiều tác dụng như: làm giảm huyết áp, giảm mỡ máu, giải độc, làm sáng mắt… tuy nhiên, ăn nhiều thanh long vào buổi tối gây tác hại đối với nhiều người. Bởi trong quả thanh long có hàm lượng đường glucose không tốt cho người bị tiểu đường và hàm lượng protein thực vật dễ gây dị ứng cho phụ nữ mang thai. Đặc biệt những người đang bị bệnh tiêu chảy hoặc phụ nữ đến kì kinh nguyệt càng không nên ăn thanh long, bởi nó có tính lạnh.