Cam thảo đất xuất hiện nhiều trong các bài thuốc nam lẫn các thực phẩm có chứa chiết xuất cam thảo. Vậy cam thảo đất có tác dụng gì? Có những hoạt chất nào có trong cam thảo đất?
Cam thảo đất là cây gì?
Cam thảo đất được coi là một trong những vị thuốc nam nổi bật nhất với rất nhiều công dụng tuyệt vời. Cam thảo đất có tên khoa học là Herba Scopariae Dulcis, còn được biết đến với những cái tên khác như cam thảo nam, giả cam thảo, thổ cam thảo, dã cam thảo, …
Tuy có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng cây cam thảo đất khá dễ tìm vì chúng thường mọc dại, chiều cao khoảng 20-30cm.
Một số nghiên cứu khoa học đã và đang chứng minh được ngày càng nhiều tác dụng của cam thảo đất đối với sức khoẻ con người.
Thành phần dinh dưỡng có trong cam thảo đất
- Amelin: Có tác dụng ngăn cản sự tiêu hao của mô, giúp cơ thể hấp thụ protein thông qua thực phẩm tốt hơn. Bên cạnh đó, Amelin còn làm lành vết thương nhanh hơn, và giảm mỡ trong các mô mỡ tốt hơn.
- Dulciol, Manitol, Scopario: Tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, lợi tiểu và giải độc vô cùng hiệu quả.
- Các axit béo như stearic, myristic và linolenic: Có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa mụn nhọt.
- Nitơ và flavonoid: Bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây lão hoá, như bức xạ,... và ngăn chặn các bệnh tuổi già như xơ vữa động mạch, tổn thương gan, tai biến,...
- Diterpenoid tetracyclic: Một hoạt tính chống virus của cam thảo đất đã được chứng minh có thể ức chế sự nhân lên của virus như thể hiện bằng cách giảm sản xuất virus trong cơ thể.
- Scopadulcic acid B: Đã được chứng minh là có tác dụng ức chế khối u, đồng thời ức chế sự nhân lên của virus herpes simplex loại 1.
- Amellin: Giảm các triệu chứng của glycos niệu, giảm tăng đường huyết và tăng số lượng hồng cầu. Chất này cũng được chứng minh là có tác dụng tích cực đối với các bệnh thiếu máu, albumin niệu, keton niệu, viêm võng mạc,...
Cam thảo đất có rất nhiều tác dụng với sức khỏe.
Cam thảo đất có tác dụng gì?
1. Chữa bệnh ho
- Nếu bạn thắc mắc cam thảo đất có tác dụng gì, thì câu trả lời đầu tiên là điều trị ho và viêm họng.
- Bài thuốc: Rửa sạch cam thảo đất, đun lấy 600ml nước, uống mỗi ngày sau bữa ăn chính. Hoặc đập dập cam thảo tươi, lấy nước cốt hoà cùng mật ong và uống dần trong vài ngày.
2. Chữa cảm cúm
- Khi kết hợp cam thảo đất với các nguyên liệu giải cảm như bạc hà, rau kinh giới, ... chúng ta sẽ có một bài thuốc chữa cảm cúm, sốt, ho, ...
- Bài thuốc: Rửa sạch 30 gram cam thảo đất, 9 gram bạc hà, 9 gram rau diếp cá và sắc thành thuốc uống. . Sau khi sơ chế nguyên liệu, đem tất cả đi sắc thành thuốc, dùng uống. Người bệnh cũng có thể kết hợp cam thảo đất với cỏ tranh, mạn kinh, kim ngăn, rau má, rau kinh giới, sài hồ nam để tăng tính dược liệu của bài thuốc.
3. Chữa lỵ trực khuẩn
- Bệnh lỵ trực khuẩn dễ dàng được cải thiện nhờ bài thuốc cam thảo đất.
- Bài thuốc: Rửa sạch các loại cam thảo đất, địa liền, lá rau muống, rau má (mỗi loại 30 gram), và sắc thành thuốc, uống trong ngày.
4. Chữa dị ứng phát ban, mẩn ngứa, mề đay
- Cam thảo đất chứa nhiều hoạt chất giúp cải thiện tình trạng da.
- Bài thuốc: Rửa sạch 20 gram cam thảo đất, kim ngân hoa, lá mã đề, ké đầu ngựa và sắc thành thuốc uống. Uống mỗi ngày một phần trong 2-3 tuần.
5. Chữa mụn nhọt sưng đau
- Cam thảo đất chứa nhiều thành phần có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng nên phù hợp với những ai muốn chữa mụn nhọt.
- Bài thuốc: Rửa sạch 20 gram cam thảo đất, sài đất, kim ngân hoa và sắc thành thuốc uống. Uống mỗi ngày một phần, có thể dùng nguyên liệu khô hay tươi tuỳ thích.
6. Chữa sốt phát ban
- Để tăng dược tính và khả năng chữa sốt phát ban, bài thuốc này sử dụng cam thảo đất khô.
- Bài thuốc: Rửa sạch 15 gram cam thảo đất, cỏ nhọ nồi, sài đất, 12 gram trắc bá, 20 gram sắn dây, sắc thành thuốc uống. Mỗi ngày uống một phần.
7. Điều trị tiểu tiện không thông
- Cam thảo đất có tác dụng chữa viêm tuyến tiền liệt, tiểu không thông kể cả khi tươi lẫn khi khô.
- Bài thuốc: Rửa sạch 15 gram cam thảo đất, 12 gram mã đề và râu ngô, sắc lấy thuốc uống, Mỗi ngày uống một phần.
8. Chữa chứng ho hen, ung thư phổi
- Cam thảo đất được chứng minh là cải thiện cơn đau và cơn ho khi mắc ung thư phổi, tuy nhiên không thể chữa dứt điểm căn bệnh này.
- Bài thuốc: Rửa sạch 60 gram cam thảo đất, sắc lấy thuốc uống. Mỗi ngày uống 2 lần.
9. Phòng ngừa biến chứng của tiểu đường
- Bài thuốc này từ cam thảo đất sẽ giảm tối đa các biến chứng của bệnh tiểu đường, ví dụ như mệt mỏi, đau đầu, sức đề kháng suy giảm,...
- Bài thuốc: Rửa sạch 10 gram cam thảo đất, diệp hạ châu, sắc thành thuốc uống. Mỗi ngày uống một thang.
10. Chữa chứng nóng gan
- Bài thuốc đến từ cam thảo đất này phù hợp với đàn ông hay uống rượu bia, vì nó có tác dụng mát gan, thải độc.
- Bài thuốc: Rửa sạch 20 gram cam thảo cam, chưng cách thuỷ với đường cát. Uống mỗi ngày một chút.
Cam thảo dạng bột được dùng phổ biến.
Liều lượng và các dạng chiết xuất cam thảo đất
1. Chiết xuất lỏng
Chiết xuất lỏng là hình thức phổ biến nhất của cam thảo, thường được sử dụng như một chất làm ngọt thương mại trong kẹo và đồ uống.
Cam thảo chiết xuất lỏng thường không vượt quá 30mg/mL axit glycyrrhizic, ăn nhiều dễ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
2. Chiết xuất bột
Cửa hàng thực phẩm sức khỏe và các nhà bán lẻ đặc sản trực tuyến bán bột cam thảo. Kết hợp với một cơ sở gel, nó có thể trở thành một loại thuốc mỡ tại chỗ làm sạch da.
Cam thảo đất dạng bột khá dễ tìm mua. Khi kết hợp với các loại gel chuyên dụng, nó trở thành một loại thuốc mỡ bôi ngoài da. Bình thường bột cam thảo còn được cho vào các viên nang.
Liều lượng khuyến cáo của cam thảo là ít hơn 75 miligam mỗi ngày, theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
3. Trà
Lá cây cam thảo, sấy khô và nghiền thành trà đang dần trở nên phổ biến.
Các loại trà này được sử dụng để thúc đẩy sức khỏe tiêu hóa, hô hấp và tuyến thượng thận. Khi bạn nhìn thấy các loại trà thảo dược cho sức khỏe phế quản của các đất nước Hồi giáo, với khả năng làm sạch và giải độc, thì chúng thường chứa cam thảo.
Mọi người được khuyến cáo là không nên uống hơn 8 ounce mỗi ngày.
Lưu ý khi dùng cây cam thảo đất
- Sử dụng quá nhiều chiết xuất rễ cây cam thảo có làm giảm lượng kali trong cơ thể, gây ra yếu cơ. Tình trạng này được gọi là hạ kali máu.
- Theo một số nghiên cứu, những đối tượng ăn quá nhiều rễ cây cam thảo đất trong thời gian hai tuần dễ bị ứ nước và gặp các bất thường về chuyển hóa.
- Tiêu thụ quá nhiều cam thảo có thể gây ra huyết áp cao, nhịp tim không đều và sưng phù.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú được FDA khuyên nên tránh cam thảo dưới mọi hình thức. Người bị tăng huyết áp cũng nên tránh dùng rễ cam thảo.