Tổng quát
Cam thảo là một loài thực vật có hoa có nguồn gốc ban đầu từ châu Á và là một trong khoảng 18 loài của chi Cam thảo. Thực vật này được trồng nhiều ở Trung Quốc, Mông Cổ, Nga…
Cam thảo là cây lâu năm, chiều cao tới 0,6 m, tán tỏa rộng tới 0,4 m. Hoa lưỡng tính, ra hoa từ tháng 6-8. Quả chín trong khoảng từ tháng 7-10.
Cam thảo được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền phương Đông, là một vị thuốc hữu hiệu trong việc trị bệnh hoặc có vai trò giúp bệnh nhân dễ uống thuốc hơn nhờ đặc tính có vị ngọt.
Tác dụng
Chống viêm
Điều trị bằng dehydroglyasperin C (một loại flavonoid cam thảo) ngăn chặn hoạt động gây viêm não và giúp ngăn chặn tế bào thần kinh chết dần.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Ở những bệnh nhân có hàm lượng cholesterol cao (RCT), chất deglycyrrhizinated khi sử dụng cây cam thảo giúp làm giảm cholesterol toàn phần, LDL cholesterol và huyết áp .
Giúp giảm cân
Tinh chất flavonoid của cây cam thảo đất giúp giảm cân bằng cách tăng cường quá trình oxy hóa chất béo trong khi tập thể dục.
Bảo vệ hệ thần kinh
Glabridin, một flavonoid chính của cây cam thảo có thể giúp bảo vệ não khỏi các chấn thương liên quan đến đột quỵ. Flavonoid cam thảo cũng có thể ngăn ngừa tổn thương oxy hóa trong não.
Ngăn ngừa ung thư phát triển
Trong một tế bào ung thư miệng, một loại polysacarit từ cây cam thảo thúc đẩy quá trình ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển.
Chữa lành viêm ruột và loét
Cam thảo là một phương pháp điều trị bổ trợ tốt để điều trị Helicobacter pylori vì nó làm tăng tỷ lệ diệt trừ H. pylori - vi khuẩn gây viêm loét ruột. Cam thảo còn giúp giảm triệu chứng buồn nôn, khó tiêu và đau dạ dày.
Giảm các triệu chứng mãn kinh
Axit glycyrrhetinic trong cam thảo có tác dụng làm giảm nồng độ testosterone trong khi gây rụng trứng thường xuyên. Hai chất chuyển hóa cam thảo khác là glabridin và glabrene có công dụng giảm nhanh biểu hiện của mãn kinh như nóng trong, nổi mụn, căng thẳng kéo dài.
Kháng khuẩn
Cây cam thảo có đặc tính kháng vi-rút, kháng khuẩn và chống nấm rõ rệt. Axit glycyrrhizic (chiết xuất từ cam thảo nam) có hiệu quả trong việc kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn
Giảm mệt mỏi
Sử dụng cam thảo làm tăng mức độ cortisol và hoạt động bằng cách ức chế 11-beta-HSD (enzyme chuyển đổi cortisol thành cortisone ít hoạt động) và SULT2A1 (enzyme gắn các hoocmon steroid, bao gồm cả cortisol) để loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi.
Tạo giấc ngủ ngon
Glycyrrhiza glabra, một loại rễ cây cam thảo, có thể giúp gây ngủ và tăng thời gian ngủ của người thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc.
Tác dụng phụ
Cam thảo làm tăng Cortisol
Với liều lượng lớn, cam thảo có thể làm tăng nồng độ cortisol. Cortisol là một hoocmon căng thẳng, có thể làm tăng hoặc giảm huyết áp, nồng độ glucose, phản ứng miễn dịch, v.v ...
Gây tăng huyết áp
Lượng cortisol dư thừa do dùng nhiều cam thảo có thể gây huyết áp cao.
Cam thảo làm chậm quá trình trao đổi chất
Nhiều thành phần của cam thảo, bao gồm cả chất hóa học và biệt dược, ức chế gen CYP3A4 và enzyme cytochrom P450. Bất hoạt enzyme P450 cũng có thể làm chậm quá trình chuyển hóa thuốc, tăng cường nồng độ của chúng trong máu và tăng nguy cơ tác dụng phụ của thuốc.
Làm giảm mức kali
Khi các chất chuyển hóa cam thảo ức chế enzyme 11-βHSD2, nó gây ra sự sản xuất khoáng chất quá mức và làm giảm nồng độ kali. Trong nhiều nghiên cứu , tác hại của cam thảo làm hạ kali máu (kali thấp) và yếu cơ dẫn đến rối loạn nhịp tim.
Ảnh hưởng phụ nữ mang thai
Các axit glycyrrhizic từ cam thảo làm tăng nồng độ cortisol có thể gây ra sự gia tăng nồng độ prostaglandin trong tử cung. Điều này có thể dẫn đến các cơn co thắt nên rất dễ gây nên tình trạng sinh non, sinh thiếu cân.
Tác dụng phụ khác của cam thảo
Sử dụng cam thảo quá liều có thể làm giảm nồng độ testosterone ở những người đàn ông khỏe mạnh. Tuy nhiên, kết quả này cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm.
Lưu ý khi sử dụng
Không kết hợp với nhân trần: Nhiều người khi sử dụng cam thảo vẫn có thói quen dùng thêm nhân trần và ngược lại. Thực tế, điều này lại không hề tốt bởi cam thảo có tính chất giữ nước trong khi nhân trần lại giúp đào thải sẽ gây nên huyết áp cao.
Không dùng khi bị phù nề: Khi bị phù nề chứng tỏ bạn đang mắc căn bệnh liên quan đến gan, thận. Phải hết sức cẩn thận hoặc không dùng cam thảo khi có biểu hiện này bởi thay đổi huyết áp ảnh hưởng đến bệnh tình của bạn.
Đối với phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không dùng nhân trần, cam thảo bởi uống nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.
Ngoài ra, do nhân trần lợi tiểu nên dẫn đến thải nhiều, nếu lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải thường xuyên, sẽ không còn các chất dinh dưỡng để nuôi thai, khiến thai bị suy dinh dưỡng, thậm chí chết lưu, dễ bị đẻ non hoặc sinh con dị tật, thiếu cân… Một số nghiên cứu hiện đại cũng đã kết luận, dùng cam thảo hàng ngày (8g/ngày) trong thời gian dài có thể làm giảm lượng testosteron, gây bất lực cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây phù toàn thân, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, các trường hợp viêm thận có các biểu hiện phù mí mắt, tiểu ít...; các trường hợp viêm gan, xơ gan... đã có biểu hiện phù nề cũng không nên dùng cam thảo. Người bị tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định càng không nên dùng.
Những trường hợp táo bón mạn tính do đại tràng thực nhiệt, nhất là ở những người yếu mệt lâu ngày hoặc người cao tuổi… nếu dùng cam thảo sẽ là nguy cơ làm tăng khả năng táo bón. Các trường hợp viêm phế quản mạn tính, ho nhiều kèm theo khó thở cũng không nên dùng cam thảo.
Có nên dùng cam thảo hàng ngày?
Vì có tác dụng giải độc nên rất nhiều người đã sử dụng cam thảo hàng ngày mà không biết rằng, trong cam thảo có chứa 6-14%, cá biệt có loại chứa đến 23% glycyrizin, là chất có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza, khi qua đường miệng có độc tố yếu. Các nghiên cứu cho thấy, liều lượng glycyrizin gây chết ở chuột là 5g/kg thể trọng. Cho chuột sử dụng với liều nhỏ hơn 60mg/kg thể trọng/ ngày thì không phát hiện thấy tác hại xấu. Chuột hấp thu nhiều chất này (1g/kg/ngày) có hiện tượng tăng huyết áp, khát, tăng khả năng giữ nước, giữ muối, đôi khi có tổn thương ở thận và hệ tim mạch.
Ở người, uống quá nhiều nước cam thảo đặc (>100g nước chiết) gây tăng huyết áp, giảm kali trong máu. 1 - 2% người bệnh bị tăng huyết áp động mạch có sử dụng nhiều sản phẩm chứa cam thảo như nước, kẹo. Nếu dùng nhiều hơn 5g glycyrizin một lúc gây chứng rối loạn cơ và rối loạn nhịp tim. Người bị bệnh gan khi sử dụng cam thảo thì các triệu chứng trên rõ nét hơn.
Với những người bình thường, mỗi ngày không nên dùng nhiều hơn hai gói trà thanh nhiệt có cam thảo. Không nên sử dụng nước có chứa cam thảo như nhân trần, bát bảo... thay nước lọc.