Cô gái bị "ăn mòn" 1/3 lá gan, BS cảnh báo cách ăn loại rau nhiều người Việt thích

HÀ VŨ. - Ngày 20/03/2022 11:44 AM (GMT+7)

Một phụ nữ ở Quảng Tây, Trung Quốc mới đây đã phải nhập viện vì chướng bụng và buồn nôn. Không ngờ bác sĩ lại phát hiện có ký sinh trùng trong gan và lá gan của người phụ nữ đã bị ăn mất 1/3.

Ettodaty đưa tin, một phụ nữ đến từ Tuyền Châu, Quế Lâm, Quảng Tây, gần đây đã đến Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Quân đội 924 (Trung Quốc) vì đau bụng trên và buồn nôn không rõ nguyên nhân. Sau khi chẩn đoán và điều trị bằng phương pháp nội soi ERCP, bác sĩ vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện 1/3 lá gan của người phụ nữ đã bị ký sinh trùng ăn sạch, ống dẫn mật trong và ngoài gan cũng bị tổn thương nghiêm trọng.

Hình ảnh gan của người phụ nữ bị ăn mòn

Hình ảnh gan của người phụ nữ bị ăn mòn

Bác sĩ ngay sau đó đã tìm ra ký sinh trùng trong gan của người phụ nữ. Loại ký sinh trùng này có hình dạng giống con cá, kích thước khoảng 3,5 x 2,0 cm, sau khi đưa ra ngoài chúng vẫn bơi và vẫn có sức tàn phá khủng khiếp.

Bác sĩ Hạ Vĩ, Phó bác sĩ trưởng khoa Phẫu thuật Gan mật và Tụy, giải thích: Thứ được lấy ra khỏi cơ thể người phụ nữ không phải là sán lá gan lớn bình thường, mà to gấp mấy lần sán lá gan lớn. Sau tìm hiểu được biết, người phụ nữ rất thích ăn món salad và các món rau sống, đây chính là nguyên nhân lớn khiến chị bị mắc sán lá gan. Bác sĩ cảnh báo nên ăn ít những món ăn này.

Sán lá gan được lấy ra từ cơ thể người phụ nữ

Sán lá gan được lấy ra từ cơ thể người phụ nữ

Bác sĩ Hứa Vĩ nói rằng, ấu trùng của sán lá gan lớn đi qua ruột non và sau đó xâm nhập vào khoang bụng, cuối cùng, nó đến gan. Khi lớn lên, nó sẽ tạo thành một khối cục bộ ăn mòn gan, thậm chí gây tắc nghẽn mạch máu hoặc các ống đường mật trong gan, gây ra một loạt các triệu chứng nguy hiểm.

Bệnh sán lá gan lớn?

Sán lá gan lớn ở người là bệnh lý nhiễm ký sinh trùng, gây ra bởi hai tác nhân có tên khoa học là Fasciola hepattca và Fasciola gigantlca. Nó có hình lá dẹt chiều dài từ 20-30mm, rộng từ 8-13mmm. Loài sán này chủ yếu ký sinh ở động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, dê…và có thể ký sinh gây bệnh ở người.

Sán lá gan lớn ký sinh trong hệ thống gan mật, chúng đẻ trứng theo dịch mật xuống ruột và theo phân ra ngoài môi trường. Ở ngoài môi trường, trứng sán rơi xuống nước, nở ấu trùng lông chui vào ốc thích hợp (ốc Lymnae) phát triển từ 20- 30 ngày thành ấu trùng đuôi. Sau một thời gian ấu trùng đuôi bơi tự do trong nước và bám vào rau cỏ thuỷ sinh như: Rau cần, rau muống, cải soong, rau ngổ …

Cảnh báo nên hạn chế ăn các loại rau sống

Cảnh báo nên hạn chế ăn các loại rau sống

Người và động vật ăn phải thực vật thuỷ sinh (còn sống) hoặc uống nước lã có ấu trùng sán lá gan lớn sẽ bị nhiễm sán lá gan lớn. Tuổi thọ của sán lá gan lớn ở người từ 9-13.5 năm.

Như vậy, nguồn bệnh từ động vật ăn cỏ và người bệnh gây ô nhiễm rau, cỏ và nguồn nước bởi các ấu trùng sán lá gan lớn và tạo nên chu kỳ khép kín.

Triệu chứng lâm sàng

- Mệt mỏi, biếng ăn, gầy sút cân.

- Sốt: sốt thất thường, có thể sốt cao, rét run hoặc sốt chỉ thoáng qua rồi tự hết, đôi khi sốt kéo dài.

- Thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt nhạt thường gặp ở các trường hợp nhiễm kéo dài đặc biệt trẻ em.

- Đau bụng: đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc vùng thượng vị - mũi ức. Tính chất đau không đặc hiệu, có thể đau âm ỉ, đôi khi dữ dội, cũng có trường hợp không đau bụng.

- Có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.

Bé 1 tuổi mắc sán lá gan, phổi vì thói quen xấu khi dùng thớt trăm nghìn nhà dễ mắc
Một đứa trẻ mới 1 tuổi nhưng đã bị nhiễm sán ở cả gan và phổi. Điều bất ngờ là thủ phạm lại ở ngay trong gian bếp của gia đình.

Sán lợn

HÀ VŨ. Dịch từ Ettoday
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm